Bán hàng đa cấp có vi phạm pháp luật không?

bởi Luật Sư X
Bán hàng đa cấp có vi phạm pháp luật không?

Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị bán lẻ với nhiều ưu điểm được các doanh nghiệp sử dụng trong quá trình kinh doanh để tối ưu hóa lợi nhuận của mình. Đây là một mô hình kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, chịu sự quản lý của pháp luật Việt Nam. Theo đó, pháp luật hiện nay chỉ cấm các hành vi bán hàng đa cấp bất chính, cụ thể như thế nào, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ:

  • Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
  • Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BCT năm 2019 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.

Nội dung tư vấn:

1. Bán hàng đa cấp là gì?

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP có định nghĩa như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1.Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới

Theo đó, ta có thể nhận dạng hoạt động đa cấp qua các đặc điểm sau đây:

  • Thứ nhất, bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa. Hàng hóa đến được tay của người tiêu dùng mà không thông qua các khâu trung gian;
  • Thứ hai, doanh nghiệp bán hàng đa cấp tiếp thị và bán hàng thông qua những người tham gia được tổ chức ở nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;
  • Thứ ba, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế từ kết quả bán hàng của mình và của người tham gia khác trong mạng lưới do mình tổ chức.

Tuy nhiên, không phải cứ là hàng hóa thì đều được phép kinh doanh đa cấp, theo đó tại Điều 4 Nghị định 40/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 4. Đối tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp

1. Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Những hàng hóa sau không được kinh doanh theo phương thức đa cấp:

a) Hàng hóa là thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản); thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm;

b) Sản phẩm nội dung thông tin số.

Như vậy, nếu thõa mãn các đặc điểm và điều kiện nêu trên thì hành vi bán hành đa cấp là hợp pháp. Đối với kinh doanh đa cấp thì đối tượng kinh doanh phải là hàng hóa, do đó, nếu một doanh nghiệp nào đó mở theo hình thức kinh doanh đa cấp mà đối tượng kinh doanh lại là dịch vụ hoặc các loại hình kinh doanh khác không phải kinh doanh hàng hóa thì đây không phải là mô hình kinh doanh đa cấp.

2. Hành vi bán hàng đa cấp bất chính

Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp đa cấp chân chính, những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp đã được đưa ra chặt chẽ tại Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:

Điều 5. Những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

1. Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

b) Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

c) Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó

d) Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;

đ) Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

e) Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp.

g) Duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;

h) Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác;

i) Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định của pháp luật thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp;

k) Tiếp nhận hoặc chấp nhận đơn hoặc bất kỳ hình thức văn bản nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó, người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần hoặc toàn bộ các quyền của mình theo quy định của Nghị định này hoặc cho phép doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định này;

l) Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với đối tượng không được phép theo quy định tại Điều 4 Nghị định này;

m) Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp;

n) Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác, trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp.

2. Cấm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:

a) Hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;

c) Tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;

d) Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp;

e) Thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.

3. Cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp, tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của mình hoặc của tổ chức, cá nhân khác khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Cấm cá nhân tham gia vào hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, khi các doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện các hành vi nêu trên thì được xem là bán hàng đa cấp bất chính và bị cấm thực hiện. Ngoài ra, pháp luật còn cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp, tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của mình hoặc của tổ chức, cá nhân khác khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp và cấm cá nhân tham gia vào hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

3. Xử lý vi phạm hành chính đối với tổ chức có hành vi bán hàng đa cấp bất chính:

Để quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, pháp luật cũng đặt ra các chế tài xử lý vi phạm khi các doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện các hành vi bán hàng đa cấp bất chính như sau:

Điều 36. Hành vi bán hàng đa cấp bất chính

1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

b) Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

c) Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;

d) Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;

đ) Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

e) Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp;

g) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ mua lại hàng hóa theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Buộc cải chính công khai đối với hành vi tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều này;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm đối với hành vi tại khoản 1 Điều này.

4. Người có thẩm quyền xử phạt khi xử phạt đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thông báo cho cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để xem xét áp dụng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.

Như vây, khi các tổ chức thực hiện các hành vi bán hàng đa cấp bất chính nêu trên thì tùy theo từng trường hợp và mức độ vi phạt thì các tổ chức có thể bị thạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Bên cạnh đó, ngoài việc bị phạt tiền theo quy định trên, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc cải chính công khai; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm