Giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền là khác nhau

bởi Luật Sư X
Giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền là khác nhau

Giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền là hai văn bản pháp lý có tính chấp gần như tương tự do đó sẽ khiến nhiều người nhầm lẫn. Việc không phân biệt kỹ sẽ khiến gặp nhiều rủi ro pháp lý. Trong bài viết này LSX sẽ giúp các bác phân biệt?

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

Để phân biệt cụ thể thì chúng ta cần xét trên các phương diện như sau:

1. Căn cứ pháp lý

  • Giấy ủy quyền được thừa nhận trên thực tế, không có văn bản định nghĩa rõ ràng
  • Hợp đồng ủy quyền được Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 quy định

2. Khái niệm

  • Giấy ủy quyền là hình thức đại diện theo ủy quyền một cách đơn phương và thực hiện những công việc theo nội dung ủy quyền trong văn bản. 
  • Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, cả hai bên đều có quyền và nghĩa vụ dựa trên hợp đồng cả hai đã đồng ý và ký kết.

3. Bản chất

  • Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương thường được áp dụng dạng giao việc của cấp trên đối với cấp dưới. 
  • Hợp đồng ủy quyền Là một hợp đồng, có sự thỏa thuận thống nhất giữa các bên. Các bên chịu sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ, có thể nhận thù lao khi hoàn thiện và sẽ bị phạt nếu vi phạm.

4. Ủy quyền lại

  • Giấy ủy quyền Người được ủy quyền không được ủy quyền lại
  • Hợp đồng ủy quyền Vì là hợp đồng song vụ nên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người khác khi có sự đồng ý của người ủy quyền.

5. Thời hạn ủy quyền

  • Giấy ủy quyền Do hai bên thỏa thuận
  • Hợp đồng ủy quyền Do các bên thoả thuận. Nếu không có thoả thuận thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.

6. Ví dụ cụ thể

Bản chất của Giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền khác nhau là Giấy ủy quyền là sự ủy quyền đại diện có tính chất đơn phương và không ràng buộc. Hợp đồng ủy quyền là một loại hợp đồng được thông qua bởi cả hai bên khi đó sẽ bị ràng buộc bởi nghĩa vụ và quyền lợi.

  • Giấy ủy quyền Ví dụ: A viết giấy ủy quyền cho B để thành lập doanh nghiệp, B không cần phải đồng ý vì đây là sự đơn phương. B thực hiện hay không cũng không bị ràng buộc trách nhiệm
  • Hợp đồng ủy quyền Ví dụ: A viết lập hợp đồng ủy quyền cho B để thành lập doanh nghiệp và chí phí là 2.000.000đ. B đã đồng ý và ký xác nhận. Khi B hoàn thành công việc sẽ nhận được số tiền và nếu vi phạm sẽ bị phạt dựa trên hợp đồng.

Hi vọng bài viết sẽ có ích đối với các bác!!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm