Giam giữ người khác trái pháp luật bị xử lý như thế nào?

bởi HoaiThu
Giam giữ người khác trái pháp luật bị xử lý như thế nào?

Ngày 25/9/2021, chị H được thẩm mỹ viện quốc tế V.B.A. ở Hà Nội cho xe ô tô đón miễn phí từ nhà đến cơ sở để được tư vấn về gói sản phẩm chăm sóc; làm đẹp da. Sau quá trình tư vấn, chị H. không sử dụng bất cứ gói sản phẩm nào và đòi về. Lúc này, hai nhân viên thẩm mỹ viện đã yêu cầu chị H. trả tiền xe đến đón. Hai người giải thích, nếu chị H. tham gia gói dịch vụ thì có xe đưa đón miễn phí; còn không thì phải trả tiền xe. Chị H. không đồng ý thì bị 2 đối tượng giữ lại không cho về. Vậy hành vi giam giữ người khác trái pháp luật bị xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Tóm tắt vụ việc:

Ngày 25/9, chị H. (Bắc Ninh) được thẩm mỹ viện quốc tế V.B.A. ở Nguyễn Khang, phường Trung Hòa, Cầu Giấy cho xe ô tô đón miễn phí từ nhà đến cơ sở để được tư vấn về gói sản phẩm chăm sóc, làm đẹp da. Sau quá trình tư vấn, chị H. không sử dụng bất cứ gói sản phẩm nào và đòi về.

Lúc này, hai nhân viên thẩm mỹ viện là Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Lê Văn Đức đã yêu cầu chị H. trả tiền xe đến đón. Hai người giải thích, nếu chị H. tham gia gói dịch vụ thì có xe đưa đón miễn phí, còn không thì phải trả tiền xe. Chị H. không đồng ý thì bị 2 đối tượng giữ lại không cho về.

Hiện Công an quận Cầu Giấy đang củng cố hồ sơ, xử lý các đối tượng theo quy định.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Thế nào là hành vi giam giữ người trái pháp luật?

Trước hết, bắt, giữ người trái pháp luật được hiểu là hành vi ngăn cản, tước đoạt sự tự do dịch chuyển thân thể của người khác trái với quy định của pháp luật về căn cứ, thẩm quyền và thủ tục. Cụ thể:

  • Bắt người trái pháp luật là hành vi bắt người mà không có lệnh của người có thẩm quyền, không thuộc trường hợp phạm tội quả tang, không thuộc trường hợp bắt người có lệnh truy nã hoặc có lệnh bắt người nhưng thực hiện không đúng thủ tục.
  • Giữ người trái pháp luật là hành vi ra lệnh tạm giữ người không đúng với quy định của pháp luật; giữ người không khi có lệnh của người có thẩm quyền; tạm giữ người quá hạn; giữ người thuộc trường hợp không được tạm giữ.

Tính trái pháp luật trong việc bắt, giữ người là việc bắt, giữ ngoài những trường hợp được cho phép. Vì vậy, để xác định được hành vi bắt, giữ người là trái pháp luật hay không thì phải căn cứ vào các quy định về việc bắt, giữ người tại một số quy định trong Luật Hành chính, Bộ luật Tố tụng hình sự,…

Các dấu hiệu cấu thành tội giam giữ người trái pháp luật?

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là hành vi bắt; giữ hoặc giam người trái pháp luật. Đây là hành vi xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân; trái với thủ tục và thẩm quyền bắt giữ hoặc giam người đã được quy định tại các điều 110,111,112, 113,114 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Thủ đoạn của việc bắt; giữ hoặc giam người trái pháp luật rất đa dạng nhưng không có ý nghĩa trong việc định tội. Người phạm tội có thể dùng sức mạnh về thể chất như đánh, trói…. nhưng cũng có thể dùng sức mạnh về tinh thần như doạ giết con, giết vợ… ;nếu chống lại việc bắt, giữ hoặc giam. Có trường hợp người phạm tội đã dùng lệnh giả của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc mời người bị hại đến cơ quan, trụ sở rồi giữ họ lại… Nếu trong khi phạm tội mà dùng vũ lực như đấm.

Khách thể của tội phạm:

Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nói riêng; quyền tự do, dân chủ của công dân nói chung.

Đối tượng tác động của tội phạm là con người cụ thể bị người phạm tội bắt, giữ hoặc giam trái pháp luật.

Mặt khách quan của tội phạm:

Điều 123 BLHS quy định ba hành vi phạm tội: bắt người trái pháp luật; giữ người trái pháp luật; giam người trái pháp luật.

Theo luật hình sự Việt Nam, bắt, giữ hoặc giam người trái phép được hiểu là các hành vi ngăn cản; tước đoạt sự tự do hoạt động; tự do dịch chuyển thân thể của người khác trái với những quy định của pháp luật về căn cứ, thẩm quyền và thủ tục. Các hành vi này đều có cùng tính chất và đều là những hành vi xâm phạm quyền tự do thân thể của người khác; có mục đích tước đoạt sự tự do hoạt động; dịch chuyển thân thể của người khác nhưng chỉ khác nhau ở hình thức thể hiện.

Thủ đoạn, cách thức tiến hành bắt; giữ hoặc giam người trái phép không ảnh hưởng đến việc định tội danh. Thực tiễn cho thấy, người phạm tội có thể dùng sức mạnh về vật chất như đấm, đá, đạp… ;để trói, nhốt vào thùng xe, cabin, phòng… hoặc dùng bạo lực về mặt tinh thần như đe doạ bắn, đánh, phá tài sản… ;nếu không để cho bắt, giữ hay giam, hoặc dùng lệnh thật hoặc giả lệnh của cơ quan nhà nước; cũng có thể mời đến làm việc trụ sở cơ quan Công an rồi giữ lại để bắt, giam;…

Hậu quả của tội phạm là gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không tốt không chỉ đối với người bị bắt; giữ hoặc giam trái pháp luật, mà còn đối với cả người thân, gia đình họ.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Mục đích phạm tội rất đa dạng; có thể do tư thù cá nhân, do muốn có thành tích, do xúi giục, do nhận tiền làm thuê;… Tuy nhiên, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này.

Chủ thể của tội phạm

Tội phạm được thực hiện bởi bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự; và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự do BLHS quy định.

Dưới góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam; “tình trạng có năng lực TNHS” được hiểu là khả năng của một người có thể nhận thức được đầy đủ tính chất pháp lý và tính chất thực tế của hành vi phạm tội; cũng như khả năng điều khiển hành vi đó.

Như vậy, xét thấy hành vi của người yêu bạn thì người yêu bạn đã phạm tội giam người trái pháp luật. Và người yêu bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 157 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Giam giữ người trái pháp luật bị xử lý như thế nào?

Khung 1

Điều 157 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần; và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Khung 3

 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;

b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo; hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần; và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Giải quyết vấn đề

Như vậy, Hành vi bắt giữ người trái phép được pháp luật quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, theo đó, hành vi này có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Giam giữ người khác trái pháp luật bị xử lý như thế nào? Giam giữ người khác trái pháp luật bị xử lý như thế nào? . Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Điều 126 quy định về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội như sau:
Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Đánh người để đòi nợ, phạm tội gì?

Thông thường, nếu đánh người và gây thương tích cho người khác, người vi phạm sẽ bị phạt hành chính từ 02 – 03 triệu đồng (theo điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích với mức phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân tùy theo tỉ lệ thương tích.

Dùng vũ lực là gì?

Dùng vũ lực là dùng sức mạnh thể chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện) tác động hoặc đe dọa sẽ tác động đến thân thể người khác làm người này không thể hoặc không dám kháng cự chống lại ý muốn và việc làm của mình.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm