Đăng ký độc quyền cho nhãn hiệu của hàng hoá, dịch vụ là điều mà doanh nghiệp cần phải ưu tiên tiến hành khi kinh doanh tại Việt Nam. Một số chủ thể không đăng ký nên đã bỏ qua nhiều quyền lợi của mình. Vậy đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019;
Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
Nội dung tư vấn
Nhãn hiệu độc quyền là gì?
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là việc đăng ký với cơ quan nhà nước (cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ) để được cấp văn bằng bảo hộ. Khi đăng ký, doanh nghiệp là chủ sở hữu và sẽ được bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu của mình. Chủ thể khác muốn sử dụng phải xin phép, có sự thỏa thuận với chủ sở hữu nhãn hiệu đó.
Vì sao cần đăng ký nhãn hiệu độc quyền?
Việc đăng ký này rất quan trọng đối với doanh nghiệp, cá nhân. Nó giúp đảm bảo những quyền sau đối với doanh nghiệp, cá nhân:
- Được độc quyền sử dụng nhãn hiệu;
- Được quyền ngăn cản người khác sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp, cá nhân;
- Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp, cá nhân nếu như có một bên khác kinh doanh nhãn hiệu trùng hoặc tượng tự với nhãn hiệu của mình.;
- Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng tránh dùng phải hàng giả, hàng nhái.
Như vậy, theo Luật Sở hữu trí tuệ thì các đối tượng dưới đây có thể thực hiện thủ tục đăng ký:
- Công dân Việt Nam có đủ năng lực hành vi dân sự;
- Doanh nghiệp/hộ kinh doanh/công ty có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở/hiện diện tại Việt Nam;
- Cá nhân có quốc tịch tại quốc gia khác;
- Cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức, hiệp hội.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền được thực hiện như thế nào?
Tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu
Để được cấp văn bằng bảo hộ thì doanh nghiệp, cá nhân cần đảm bảo chắc chắn rằng nhãn hiệu của họ sẽ không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác trong cũng lĩnh vực đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Chủ thể muốn đăng ký cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí;
- Giấy ủy quyền (nếu nộp thông qua đại diện);
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo Mẫu số 04-NH phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN);
- Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu). Lưu ý: kích thước 80mm x 80 mm;
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Sau đó nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Thẩm định hình thức đơn
Đây là bước Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra xem đơn đăng ký nhãn hiệu đã khai thông tin, phân loại, nộp tiền đầy đủ hay chưa. Trường hợp đáp ứng về mặt hình thức thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ trong vòng 01 tháng kể từ thời điểm nộp đơn. Ngược lại, Cục sẽ ra thông báo thiếu sót để Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sửa đổi trong vòng 02 tháng.
Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu đã được chấp nhận về mặt hình thức, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được công bố trên Công báo về sở hữu trí tuệ để bất kỳ ai cũng có thể tiến hành phản đối đơn này nếu thấy cần thiết.
Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá, xác định khả năng được cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng được nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Cấp văn bằng bảo hộ
Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu không thuộc trường hợp bị từ chối theo quy định tại Điều 117 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì sau khi thẩm định nội dung đạt yêu cầu và người nộp đơn đã nộp lệ phí , cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
- Phân biệt chấm dứt và hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
- Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
- Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mới nhất
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào?”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Là việc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ. Khi tiến hành đăng ký, doanh nghiệp là chủ sở hữu và sẽ được bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu của mình. Chủ thể khác muốn sử dụng phải xin phép, có sự thỏa thuận với chủ sở hữu nhãn hiệu đó.
Việc này giúp đảm bảo những quyền sau đối với doanh nghiệp, cá nhân:
– Được độc quyền sử dụng nhãn hiệu;
– Được quyền ngăn cản người khác sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp, cá nhân;
– Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp, cá nhân nếu như có một bên khác kinh doanh nhãn hiệu trùng hoặc tượng tự với nhãn hiệu của mình.;
– Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng tránh dùng phải hàng giả, hàng nhái.
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí;
– Giấy ủy quyền (nếu nộp thông qua đại diện);
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
– Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu). Lưu ý: kích thước 80mm x 80 mm;
– Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.