Quá trình giải quyết một vụ án hình sự cụ thể phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong đó xét xử sơ thẩm là một giai đoạn quan trọng. Chắc hẳn có rất nhiều người thắc mắc về quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự; trong đó, toà án có thẩm quyền (cấp xét xử thứ nhất) thực hiện; trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên toà xem xét; giải quyết vụ án bằng việc ra bản án quyết định bị cáo (hoặc các bị cáo); có tội hay không có tội; hình phạt và các biện pháp tư pháp; cũng như các quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 277 BLTTHS như sau:
Điều 277. Thời hạn chuẩn bị xét xử
1. Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng; 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án; Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với vụ án phức tạp; Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử; nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng; và tội phạm nghiêm trọng; không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ; Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án.
…
Các quyết định trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, tùy từng trường hợp mà Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:
– Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
– Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
– Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
– Đưa vụ án ra xét xử.
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa.
Trường hợp có lý do chính đáng; thì Tòa án phải mở phiên tòa trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cùng quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ; Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án.
Người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong vụ án xét xử sơ thẩm
Khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Luật tố tụng hình sự Việt Nam những người tham gia phiên toà được chia thành hai loại gồm: Người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.
Người tiến hành tố tụng gồm có: Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Toà án và Kiểm sát viên.
Người tham gia tố tụng gồm có: Bị cáo; người bào chữa; người bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người bảo vệ quyền lợi của đương sự; người làm chứng; người giám định”, người phiên dịch.
Ý nghĩa của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
– Góp phần bảo vệ công lí, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ pháp chế;
– Thông qua việc xét xử và đặc biệt là qua xét xử công khai, giai đoạn xét xử sơ thẩm góp phần giáo dục công dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội;
– Hoạt động xét xử tại phiên toà còn góp phần nâng cao ý thức phòng ngừa và chống tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác.
Những việc làm cần thiết để chuẩn bị mở phiên toà xét xử sơ thẩm
– Giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ hay người bào chữa. Cán bộ làm nhiệm vụ giao quyết định đưa vụ án ra xét xử phải giao tận tay cho người được nhận và yêu cầu họ kí nhận. Giấy kí nhận đó phải được gửi ngay về toà án. Nếu không giao được tận tay thì giao cho thân nhân người nhận và yêu cầu họ chuyển ngay cho người nhận.
Trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử và bản cáo trạng được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện họp pháp của bị cáo. Ngoài ra, quyết định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn noi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo.
– Gửi giấy triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà.
Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, thẩm phán triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà. Giấy triệu tập cần được đương sự kí nhận. Nếu đương sự vắng mặt thì thân nhân nhận giấy triệu tập kí nhận thay.
– Gửi lịch xét xử cho viện kiểm sát, trại tạm giam nơi giam giữ bị cáo để dẫn giải bị cáo đến phiên toà (nêu bị cáo đang bị tạm giam) và cơ quan công an để bố trí lực lượng bảo vệ phiên toà.
– Gửi giấy mời cho đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân liên quan có mặt tại phiên toà.
– Chuẩn bị việc tổ chức phiên toà.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Thứ nhất, chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một trình tự, thủ tục tố tụng.
– Thứ hai, chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
– Thứ ba, chủ thể tiến hành là chủ thể đặc biệt .
Hồ sơ vụ án dân sự bao gồm:
– Đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác;
– Tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án;
– Văn bản tố tụng của Tòa án, Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án dân sự.
Giới thiệu thành phần hội đồng xét xử, kiểm sát viên
Kiểm tra sự có mặt của những người tham gia tố tụng
Thủ tục xét hỏi
Thủ tục tranh luận tại phiên tòa và trở lại việc xét hỏi
Bị cáo nói lời sau cùng