Cuộc sống ngày càng no đủ về mặt vật chất, các bạn trẻ ngày này đang tìm đến những thú vui mới để làm phong phú đời sống tinh thần. Nuôi những chú thú cưng dễ thương như chó, mèo, lợn, thậm chí là rùa, sóc đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Tuy nhiên, vừa qua hình ảnh về những tấm căn cước của thú cưng được xuất hiện trên các trang mạng xã hội đã làm xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng. Một số người cho rằng điều này là vi phạm pháp luật khi căn cước thú cưng được mô phỏng theo thẻ Căn cước công dân. Do vậy là được xem là hành vi làm giả giấy tờ. Số khác phản bác lại ý kiến đó thì cho rằng “không nên cổ súy bằng việc lấy pháp luật ra để dọa, dù gì cũng chỉ làm cho vui, không ảnh hưởng đến ai”. Vì vậy, hãy cùng Luật sư X thông qua bài viết sau, nhìn nhận vấn đề này qua các quy định pháp luật.
Căn cứ:
- Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (Bộ luật hình sự hiện hành)
- Luật Căn cước công dân 2014
Nội dung tư vấn
1. Làm căn cước thú cưng có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 quy định rằng “Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân”. Có thể thấy rằng căn cước công dân là một loại giấy tờ quan trọng đối với mỗi công dân và là căn cứ để nhà nước thực hiện việc quản lý đối với mỗi công dân. Do vậy, việc cấp và sử dụng căn cước công dân được pháp luật quy định rõ ràng và theo một trình tự thủ tục nhất định để tránh việc những kẻ xấu lợi dụng để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Để thực hiện được việc đó, tại Điều 7 Luật căn cước công dân quy định những hành vi pháp luật nghiêm cấm đối với việc cấp và sử dụng căn cước công dân. Một trong số những hành vi bị cấm đó có nội dung như sau:
7. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ Căn cước công dân; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ Căn cước công dân của người khác; thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ Căn cước công dân; sử dụng thẻ Căn cước công dân giả.
Qua những bức hình trên mạng, dễ dàng nhận thấy những tấm căn cước thú cưng được thiết kế giống y hệt căn cước công dân. Như vậy, từ hành vi làm căn cước cho thú cứng đối chiều với quy định của pháp luật có thể thấy rằng, đây là hành vi làm sai lệch nội dung thẻ Căn cước công dân. Nhìn vào tấm căn cước thù cưng thì nhận thấy hành vi làm sai lệch Căn cước công dân được thể hiện ở những điểm sau:
Thay đổi quốc huy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quốc huy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định và miêu tả rõ ràng ở trong Hiến pháp 2013. Những hành vi làm sai lệch, sử dụng vào những mục đích khác đều là trái quy định pháp luật. Hơn nữa ở những tấm thẻ căn cước thú cưng có gắn hình đầu chó vào quốc huy thể hiện hành vi xúc phạm quốc huy. Đối với những hành vi này đã xuất hiện dấu hiệu tội phạm và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Sử dụng hình ảnh thú cưng thay cho hình ảnh công dân
Luật Căn cước công dân 2014 quy định cụ thể, chi tiết về mặt hình thức và nội dung ghi trên mỗi tấm thẻ Căn cước công dân. Theo đó tại Điều 18 quy định như sau:
Điều 18. Nội dung thể hiện trên thẻ căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
a) Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
Pháp luật quy định công dân là những con người, những cá nhân được hưởng những quyền và mang trong mình những nghĩa vụ theo pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch. Khái niệm công dân Việt Nam được dùng để phân biệt với người nước ngoài, người không quốc tịch và trong trường hợp này còn dùng để phân biệt với thú cưng, vốn chỉ là một loài động vật. Do đó, việc sử dụng ảnh thú căn gắn trên thẻ căn cước thú cưng là hành vi làm sai lệch nội dung thẻ căn cước công dân.
Bên cạnh đó còn rất nhiều dấu hiệu thể hiện những thông tin sai lệch, không phù hợp ở trên tấm căn cước thú cung như mục ghi giới tính, cơ quan có thẩm quyền cấp,…. Từ những điều trên có thể kết luận rằng, hành vi làm căn cước thú cưng là trái với quy định pháp luật.
2. Xử phạt
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Như đã phân tích ở trên, hành vi thay đổi quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi sử dụng hình đầu chó để thay thế có biểu tượng ngôi sao 5 cánh là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể tại Điều 351 Bộ luật hình sự hiện hành quy định như sau:
Điều 351. Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca
Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Quốc kỳ, Quốc huy là những biểu tượng thiêng liêng của Tổ quốc, là niềm tự hào của quốc gia, dân tộc. Hành vi xúc phạm quốc kỳ, quốc huy là nhưng hành vi thể hiện sự suy thoái về mặt đạo đức, gây ảnh hưởng cho xã hội, xâm phạm đến sự tôn nghiêm, thiêng liêng của quốc gia, dân tộc. Do vậy, việc làm căn cước thú cưng như trong những tấm hình trên mạng có thể chịu án phạt lên tới 3 năm tù giam.
Xử phạt vi phạm hành chính
Tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 167/2013 có quy định chế tài xử phạt đối với hành vi “Làm giả chứng minh nhân dân“. Tuy nhiên, kể từ khi Luật căn cước công dân 2014 có hiệu lức và Căn cước công dân và chứng minh nhân dân đều có hiệu lực ngang bằng nhau như là căn cứ để xác minh lai lịch và nhận dạng công dân thì chưa có văn bản pháp luật nào quy định xử phạt đối với hành vi làm giả căn cước công dân. Do đó, đối với hành vi làm căn cước thú cưng chỉ để cho vui, không dùng vào mục đích khác vi phạm pháp luật thì sẽ không thể áp dụng chế tài xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 167/2013.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật căn cước công dân 2014 quy định rằng:”Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu” trong một số trường hợp nhất định khi Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau. Do đó thấy rằng, căn cước công dân là một loại giấy tờ có thể thay thế cho hộ chiếu
Từ đó dẫn chiếu tới điểm b khoản 6 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về hành vi làm giả hộ chiếu và các loại giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng tới 40.000.000 đồng.
Những chú thú cưng rất đáng yêu và dễ thương, chúng có thể giúp con người chúng ta vui vẻ và xả stress khi chơi đùa với chúng. Tuy nhiên, đừng vi sự yêu thương quá mức dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật và bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả
Khuyến nghị