Các loại hợp đồng thông dụng trong doanh nghiệp hiện nay

bởi Luật Sư X
Các loại hợp đồng thông dụng trong doanh nghiệp hiện nay

Hợp đồng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, bài viết này của Luật sư X sẽ cung cấp cho các bạn các loại hợp đồng thông dụng trong doanh nghiệp hiện nay. 

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Hợp đồng là gì?

Hợp đồng có thể hiểu đơn giản là sự cam kết giữa các bên để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Vì vậy, hợp đồng có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt trong các giao dịch dân sự. Khái niệm hợp đồng cũng được định nghĩa trong Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 385. Khái niệm hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Về nội dung hợp đồng thì các bên có thể thỏa thuận nội dung, các điều khoản của hợp đồng nhưng không được trái với quy định pháp luật. Nội dung cơ bản của một hợp đồng thường có các điều khoản sau:

  1. Thông tin của các bên thực hiện hợp đồng: tên công ty, họ và tên, địa chỉ, số CMND,…
  2. Đối tượng của hợp đồng;
  3. Số lượng, chất lượng;
  4. Giá, phương thức thanh toán;
  5. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  6. Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  8. Phương thức giải quyết tranh chấp.

2. Các loại hợp đồng thông dụng trong doanh nghiệp hiện nay:

1. Hợp đồng góp vốn:

Hợp đồng góp vốn là hợp đồng về việc các bên cùng nhau góp tài sản, công sức để cùng thực hiện một công việc nào đó.

Vd: hợp đồng góp vốn thành lập công ty, hợp đồng góp vốn sản xuất…

Đối tượng của hợp đồng góp vốn: quyền sử dụng đất, tiền mặt, quyền sở hữu trí tuệ, tài sản…

Điều khoản cơ bản của hợp đồng góp vốn:

  • Chủ thể của hợp đồng góp vốn
  • Điều khoản về mục đích góp vốn trong hợp đồng góp vốn
  • Hình thức, phương thức góp vốn trong hợp đồng góp vốn
  • Góp vốn bằng tài sản trong hợp đồng góp vốn
  • Góp vốn bằng sức lao động
  • Giá trị góp vốn
  •  Thời hạn góp vốn
  •  Sử dụng vốn góp
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng góp vốn
  • Quyền và nghĩa vụ của từng bên trong hợp đồng góp vốn
  • Phân chia lợi nhuận và rủi ro trong hợp đồng góp vốn
  • Rút phần vốn góp và Chuyển nhượng phần vốn góp
  • Chấm dứt hợp tác
  • Tranh chấp khiếu nại hợp đồng góp vốn

2. Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, trong đó quy định điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động

Vd: hợp đồng cộng tác viên, hợp đồng làm việc bán thời gian…

Các loại hợp đồng lao động:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn:  Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng
  • Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Nội dung cơ bản của hợp đồng lao động:

  • Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Thời hạn của hợp đồng lao động;
  • Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Chế độ nâng bậc, nâng lương;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
  • Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
  • Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

3. Hợp đồng mua bán hàng hóa:

Hợp đồng mua bán hành hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Vd: Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị…

Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa:

  • Là loại hợp đồng ưng thuận, được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của bên bán nhắm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng mua bán đã có hiệu lực.
  • Có tính đền bù :bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng khoản tiền thanh toán.
  • Là hợp đồng song vụ : mỗi bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bán phải bàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanh toán cho bên bán
  •  Về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân.  Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa. 
  • Về hình thức, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản.
  • Về đối tượng: hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa, hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại.

Nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa:

  • Thông tin bên mua và bên bán: tên công ty, họ và tên, địa chỉ, số CMND,…
  • Số lượng, chất lượng hàng hóa;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức chuyển giao hàng hóa và giấy tờ, chứng từ liên quan;
  • Quyền, nghĩa vụ của bên mua và bên bán;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

4. Hợp đồng vay vốn

Hợp đồng vay vốn là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao vốn (tiền, tài sản…) cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả vốn cho bên cho vay và trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. 

Vd: hợp đồng vay vốn ngân hàng…

Một hợp đồng vay vốn đầy đủ thường có những điều khoản sau:

  • Thông tin đầy đủ của các bên cho vay, bên vay
  • Nêu rõ thời hạn cho vay cũng như phương thức cho vay
  • Lãi suất cho vay bao gồm con số lãi suất cụ thể, quy định ngày trả và các yêu cầu cụ thể khác liên quan
  • Các biện pháp bảo đảm hợp đồng
  • Trách nhiệm chi trả những phí tổn có liên quan đến hợp đồng
  • Nghĩa vụ của bên cho vay và bên vay
  • Các điều kiện về chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hay là về sửa đổi, bổ sung, thanh lý

5. Hợp đồng ủy quyền:

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định
Vd: hợp đồng ủy quyền mua bán hàng hóa…

Một hợp đồng ủy quyền có hiệu lực pháp luật bắt buộc phải có những nội dung sau đây :

  • Thông tin của bên ủy quyền: tên công ty, tên người đại diện theo pháp luật, địa chỉ trụ sở…
  • Thông tin của bên được ủy quyền: họ và tên, số CMND…
  • Nội dung về việc ủy quyền: phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền ( theo thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì luật quy định có thời hạn 1 năm),…
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên
  • Lời cam kết và chữ ký của các bên.

Đặc điểm của hợp đồng ủy quyền:

  • Có thể là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù: Nếu các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc bên ủy quyền phải trả thù lao cho bên được ủy quyền khi bên được ủy quyền đã thực hiện các công việc ủy quyền thì hợp đồng đó là hợp đồng có đền bù, ngược lại là hợp đồng không có đền bù.
  • Là hợp đồng song vụ: Kể từ thời điểm hợp đồng ủy quyền được xác lập và có hiệu lực, bên được ủy quyền phải thực hiện các công việc được ủy quyền, đồng thời bên đã ủy quyền phải cung cấp tài liệu, thông tin, phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc. Vì vậy, hợp đồng ủy quyền luôn là hợp đồng song vụ.
  • Là cơ sở xác lập đại diện: Để thực hiện các công việc được ủy quyền, bên được ủy quyền thường phải nhân danh bên được ủy quyền xác lập với người thứ ba các giao dịch dân sự. Trong các giao dịch này, bên được ủy quyền thực hiện các quyền, nghĩa vụ vì lợi ích của bên đã ủy quvền.

Thời hạn ủy quyền : Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì họp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

2/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm