Căn cứ:
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
- Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Phạm vi hiệu lực biển cấm, dừng đỗ xe! Tuân thủ biển báo giao thông là một trong những nguyên tắc cơ bản khi bạn tham gia giao thông. Biển cấm thì có rất nhiều loại, trong đó có biển cấm dừng đỗ xe. Theo Quy chuẩn tại Thông tư 41/2016/BGTVT ,Khi gặp biển này thì tất nhiên, người điều khiển các loại xe cơ giới (trừ các xe ưu tiên theo quy định), xe cơ giới ở đây chẳng hạn như xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp,xe mô tô hai bánh…… Còn xe ưu tiên ở đây được quy định là các loại xe như xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe quân sự, công an….B.30 Biển số P.130 “Cấm dừng xe và đỗ xe“:
a) Để báo nơi cấm dừng xe và đỗ xe, phải đặt biển số P.130 “Cấm dừng xe và đỗ xe”.
Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới dừng và đỗ ở phía đường có đặt biển trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Đối với các loại xe ôtô buýt chạy theo hành trình quy định được hướng dẫn vị trí dừng thích hợp.
Tuy nhiên, hiệu lực với biển cấm này bắt đầu vị trí nào? Kết thúc vị trí nào thì cũng Theo Quy chuẩn 41/2016/BGTVT có quy định như sau:b) Hiệu lực cấm của biển bắt đầu từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí quy định đỗ xe, dừng xe (hoặc đến vị trí đặt biển số P.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng). Nếu cần thể hiện đặc biệt thì vị trí bắt đầu cấm phải dùng biển số S.503d và vị trí kết thúc, dùng biển số S.503f “Hướng tác dụng của biển” đặt bên dưới biển chính.
Theo đó có thể thấy, tùy từng trường hợp mà việc cấm trong phạm vi bao nhiêu sẽ có hướng dẫn khác nhau.Cụ thể:- Trường hợp 1, Hiệu lực cấm của biển bắt đầu từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau
- Trường hợp 2, Hiệu lực cấm của biển bắt đầu từ vị trí đặt biển đến vị trí quy định đỗ xe, dừng xe hoặc đến vị trí đặt biển số P.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng
- Trường hợp 3: Nếu biển cấm dừng đỗ xe là biển số S.503d thì kết thúc phạm vi câm sẽ có biển S.503f “Hướng tác dụng của biển” đặt bên dưới biển chính.
- Đối với ô tô: Phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng, nếu gây tai nạn giao thông còn bị tước GPLX từ 02 – 04 tháng (điểm đ khoản 3, điểm c khoản 12 Điều 5).
- Đối với xe máy:
- Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng, Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt: nếu gây tai nạn sẽ tước GPLX từ 02 – 04 tháng (điểm h khoản 3, điểm c khoản 12 Điều 6)
- Dừng xe, đỗ xe trên cầu: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng, nếu gây tai nạn sẽ tước GPLX từ 02 – 04 tháng (điểm d khoản 4, điểm c khoản 12 Điều 6)
- Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng, tước GPLX từ 02 – 04 tháng nếu gây tai nạn (điểm đ khoản 2, điểm điểm b khoản 9 Điều 7).