Phân biệt quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước giống và khác nhau ra sao?

bởi letrang19012000
Phân biệt quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước

Quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước luôn là hai khái niệm bị nhiều người nhầm lẫn với nhau. Có nhiều người cho rằng hai khái niệm trên là một. Họ sử dụng một cách tùy tiện, không chính xác. Trong bài viết lần này, Luật sư X chúng tôi sẽ giuap bạn đọc phân biệt quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước để hiểu thêm; và phân biệt được hai thuật ngữ này rõ ràng hơn.

Phân biệt quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước

Quản lý nhà nước là gì?

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội; là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp; hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.

Quản lý hành chính nhà nước là gì?

Quản lý hành chính nhà nước là một dạng quản lý nhà nước do các cơ quan; cá nhân, tổ chức có thẩm quyền sử dụng quyền hành pháp để bảo đảm sự chấp hành luật; pháp lệnh; nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp; và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế; văn hóa-xã hội và hành chính – chính trị.

Điểm giống và khác nhau giữa quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước

Điểm giống nhau:

  • Đều là những hoạt động được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Với mục đích thực thi quyền lực nhà nước; giúp xác lập trật tự ổn định và giúp xã hội phát triển theo định hướng nhất định.

Điểm khác nhau:

Tiêu chíQuản lý nhà nướcQuản lý hành chính nhà nước
Khái niệm Là một dạng quản lý xã hội, là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.Là một dạng quản lý nhà nước do các cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền sử dụng quyền hành pháp để bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị.
Chủ thể quản lýCác tổ chức, cá nhân mang quyền lực nhà nước trong quá trình tác động tới đối tượng quản lý. Bao gồm: Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước.Các cơ quan nhà nước (chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước), các cán bộ nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý hành chính trong một số trường hợp cụ thể.
Mục đíchNhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nướcNhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính -chính trị.
Nội dungTổ chức và thực thi quyền lực nhà nước.Tổ chức và thực hiện quyền hành pháp. Tiến hành hoạt động chấp hành và điều hành.
Tính chấtMang tính quyền lực nhà nước, bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.-Tính chấp hành: thể hiện ở mục đích của là đảm bảo thực hiện trên thực tế các văn bản pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước. Mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước đều được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật. (Chấp hành thực hiện các văn bản luật, văn bản pháp luật của cấp trên)
-Tính điều hành: thể hiện ở chỗ đảm bảo cho các văn bản pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện trên thực tế, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền. (Cụ thể hóa pháp luật, cá biệt hóa pháp luật).
Điều này cũng thể hiện tính chủ động, sáng tạo: thể hiện rõ nét trong quá trình các chủ thể quản lý hành chính nhà nước đề ra chủ trương, biện pháp quản lý thích hợp đối với các đối tượng khác nhau, tạo điều kiện cho họ lựa chọn cách thức tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sở nghiên cứu, xem xét tình hình cụ thể.
Phương tiện“Pháp luật” là phương tiện chủ yếu. Thông qua pháp luật, nhà nước có thể trao quyền cho các cá nhân, tổ chức để họ thay mặt nhà nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước.Trong quá trình điều hành, cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân danh nhà nước ban hành ra các văn bản pháp luật để đặt ra các quy phạm pháp luật hay các mệnh lệnh cụ thể bắt buộc các đối tượng quản lý có liên quan phải thực hiện (Quy phạm pháp luật hành chính).
Khách thểTrật tự quản lý nhà nước. Trật tự quản lý nhà nước do pháp luật quy định.Trật tự quản lý hành chính, tức là trật tự quản lý trong lĩnh vực chấp hành – điều hành.
Trật tự quản lý hành chính do các quy phạm pháp luật hành chính quy định.

Mời bạn đọc xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Phân biệt quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước. Luật sư X là đơn vị chuyên về luật và giải quyết các giấy tờ pháp lý vì vậy nếu bạn có nhu cầu về giải thể công ty, ly hôn, bảo hiểm, .. hãy liên hệ tới chúng tôi.

Để giải đáp thắc mắc, nhận thêm thông tin và dịch vụ tư vấn giúp đỡ trực tiếp của luật sư hãy liên hệ 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan hành chính ở trung ương bao gồm những cơ quan nào?

Cơ quan hành chính ở trung ương bao gồm:
– Chính phủ
– Các Bộ
– Cơ quan ngang Bộ

Cơ quan hành chính ở địa phương bao gồm những cơ quan nào?

Cơ quan hành chính ở địa phương bao gồm:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
– Ủy ban nhân dân cấp huyện
– Ủy ban nhân dân cấp xã

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm