Điều 103 luật lao động quy định những nội dung nổi bật nào?

bởi PhamThanhThuy

Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động. Điều 103 luật lao động quy định những nội dung nổi bật nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Điều 103 luật lao động

Điều 103 quy định như sau: Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

Thông tư 03 sửa đổi tiêu chuẩn nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức. Theo quy định hiện hành tại Thông tư 08 thì tiêu chuẩn 1 để nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức là: “Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên”.

Tuy nhiên, Thông tư 03 sửa đổi tiêu chuẩn này như sau: “Được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên”.

Về chế độ nâng bậc lương trước thời hạn, Thông tư quy định rõ “Không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ”.

Điều 103 luật lao động quy định những nội dung nổi bật nào?

Quy định điều 103 luật lao động

Kể từ tháng 02/2022, có 4 chính sách mới về lao động – tiền lương như sau:

Tăng thời gian làm thêm giờ của công việc có tính chất thời vụ

Ngày 01/02/2022 tới đây, Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng sẽ có hiệu lực. Theo đó có quy định tăng thời gian làm thêm giờ của công việc có tính chất thời vụ.

Cụ thể, giới hạn về giờ làm việc tiêu chuẩn và giờ làm thêm đã được mở rộng hơn. Cụ thể như sau:

 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH(có hiệu lực từ ngày 01/02/2022)Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH(có hiệu lực đến hết ngày 31/01/2022)
Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm/ngày≤ 12 giờ≤ 12 giờ hoặc ≤ 09 giờ (nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)
Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm/tuần≤ 72 giờ≤ 64 giờ hoặc ≤ 48 giờ (nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)
Tổng số giờ làm thêm/tháng≤ 40 giờ≤ 32 giờ hoặc ≤ 24 giờ (nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)

Lao động xuất khẩu phải về nước trước hạn được hỗ trợ đến 30 triệu đồng

Cũng trong tháng 02/2022, các quy định tại Quyết định 40/2021/QĐ-TTg về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước sẽ chính thức được áp dụng với nhiều nội dung mới.

Đáng chú ý phải kể đến việc tăng mức hỗ trợ đối với người lao động phải về nước trước thời hạn từ ngày 21/02/2022. Theo quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12, mức hỗ trợ với từng trường hợp như sau:

Lý do về nước trước hạnMức hỗ trợ từ 21/02/2022Mức hỗ trợ trước 21/02/2022
Bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc10 – 30 triệu đồng/trường hợpTối đa 05 triệu đồng/trường hợp
Người sử dụng ở nước ngoài bị giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất do thiên tai, dịch bệnh, bất ổn chính trị, chiến tranh, suy thoái kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác
Do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài
07 – 20 triệu đồng/trường hợpChỉ quy định hỗ trợ cho một số trường hợp rủi ro khách quan khác do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản lý quỹ nhưng không quá 05 triệu đồng/trường hợp

Điều chỉnh mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động

Đầu tháng 02/2022 (ngày 01/02/2022) cũng là thời điểm áp dụng Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020.

Thông tư này đã điều chỉnh lại mức trần thù lao môi giới xuất khẩu lao động như sau:

Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới từ 01/02/2022Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới đến hết ngày 31/01/2022
≤ 0,5 tháng tiền lương cho mỗi 12 tháng làm việc Hợp hợp đồng lao động có thời hạn từ 36 tháng trở lên: ≤ 1,5 tháng tiền lương≤  01 tháng lương/người lao động cho 01 năm hợp đồng

Bên cạnh đó, Phụ lục X Thông tư này còn công bố mức thù lao theo hợp đồng môi giới tại một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể như sau:

– Mọi ngành, nghề tại thị trường Nhật Bản, Thái Lan: 0 đồng.- Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải tại thị trường Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc: 0 đồng.

– Lao động giúp việc gia đình tại Ma-lai-xi-a, Bru-nây và các nước Tây Á: 0 đồng.

Điều 103 luật lao động quy định những nội dung nổi bật nào?

Bổ sung chức danh di sản viên hạng I, lương hơn 11 triệu đồng/tháng

Ngày 05/02/2022, Thông tư mới về xếp lương viên chức chuyên ngành di sản văn hóa là Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL sẽ được thực hiện, trong đó bổ sung thêm chức danh di sản viên hạng I.

Trước đây, Thông tư liên tịch 09/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV mới chỉ ghi nhận 03 hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa bao gồm:

1. Di sản viên hạng II

2. Di sản viên hạng III

3. Di sản viên hạng IV

Nguyên tắc xây dựng bảng lương

Cụ thể, pháp luật có quy định về nguyên tắc xây dựng thang lương; bảng lương tại Nghị định 20/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 6. Xây dựng thang lương, bảng lương

Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, điều lệ hoạt động; công ty xây dựng và ban hành thang lương; bảng lương (kể cả phụ cấp lương) để thực hiện các chế độ theo quy định của pháp luật đối với người lao động; Tổng giám đốc; Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Thành viên Hội đồng thành viên; Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên, bao gồm:

1, Các thang lương, bảng lương của người lao động.

2, Bảng lương của Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc; Kế toán trưởng (sau đây gọi tắt là Ban điều hành).

3, Bảng lương của Thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên; Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên chuyên trách.

Trong những nguyên tắc trên, có thể thấy pháp luật không quy định rõ ràng bao lâu doanh nghiệp phải tăng lương cho người lao động một lần.

Mời bạn đọc xem thêm: Cách tính lương, phụ cấp cho giáo viên hợp đồng theo quy định mới

Tăng lương là quyết định của doanh nghiệp

Tuy nhiên, để người lao động gắn bó với công ty lâu dài; thông thường các doanh nghiệp thường tăng lương 1 năm/ 1 lần; do thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và đại diện của tập thể người lao động; được ghi rõ trong Biên bản thỏa thuận khi lập thang bảng lương.

Hoặc đối với những người lao động có thành tích lao động tốt; người sử dụng lao động cũng sẽ có chính sách tăng lương để khuyến khích. Do đó, cách tốt nhất để được nhanh chóng tăng lương chính là: nỗ lực phần đấu hơn nữa trong công việc

Mời bạn xem thêm: Công ty có thể nợ lương nhân viên trong bao lâu theo quy định pháp luật?

Làm việc bao nhiêu lâu thì được tăng lương?

Pháp luật hiện nay không quy định cụ thể về thời hạn nâng lương và mức tăng lương mà hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên. Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi “Làm việc bao lâu thì được tăng lương?” cần căn cứ cụ thể vào hợp đồng lao động đã ký hoặc thỏa ước lao động tập thể, quy chế nâng lương của công ty.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Điều 103 luật lao động quy định những nội dung nổi bật nào? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định tạm ngừng kinh doanh, bảo hộ logo công ty, giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nhưng vẫn được hưởng lương?

Căn cứ khoản 1 Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định: Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 29 Bộ luật lao động 2019 quy định: Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới.
Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm