Thưa luật sư nhà tôi có một mảnh đất rộng 180 m2. Khi tôi đào móng xây nhà thì có phát hiện một cổ vật; khi đã được mang đi kiểm định nó là cổ vật; thì tôi được yêu cầu trả lại tài sản đó theo quy định của pháp luật; vì đây là cổ vật có giá trị. Luật sư có thể tư vấn cho tôi nếu tôi không trả lại thì có vi phạm pháp luật không? Và tôi có bị tố cáo chiếm giữ tài sản trái phép không? Mong luật sư giải đáp; Tôi xin trân thành cảm ơn!
Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình; không trả lại cho chủ sở hữu người quản lý hợp pháp; hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản, cổ vật; hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm; hoặc do mình tìm được, bắt được sau khi có yêu cầu; được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ thêm về tố cáo chiếm giữ tài sản trái phép; và Đơn tố cáo chiếm giữ tài sản trái phép viết như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé !
Căn cứ pháp lý
Đơn tố cáo chiếm giữ tài sản trái phép
Chiếm giữ trái phép tài sản là (Hành vi) không trả lại tài sản mình được giao nhầm; hoặc không nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản mình tìm được, bắt được… mà tiếp tục chiếm hữu; sử dụng hoặc định đoạt tài sản đó.
Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi chuyển dịch tài sản của người khác đang có một cách hợp pháp thành tài sản của mình một cách trái phép. Biểu hiện của sự chuyển dịch này là hành vi tiếp tục chiếm hữu; là hành vì sử dụng hoặc là hành vi định đoạt tài sản. Xét về tính chất; hành vi chiếm giữ trái phép tài sản cũng giống như hành vi chiếm đoạt tài sản. Giữa hai hành vi này chỉ có sự khác nhau; ở đặc điểm của tài sản là đối tượng của hành vi phạm tội; – đối tượng của hành vi chiếm giữ là tài sản đang trong tình trạng không có người quản lí như tài sản bị giao nhầm; bị bỏ quên, bị đánh rơi… còn đối tượng của hành vi chiếm đoạt là tài sản đang có người quản lí…
Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự 2015, tội chiếm giữ trái phép tài sản được hiểu như sau:
“ 1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo đó, chiếm giữ trái phép tài sản được hiểu là hành vi cố tình không trả lại cho chủ sở hữu; người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản; cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm; hoặc do mình tìm được, bắt được sau khi có yêu cầu được nhận lại tài sản đó; theo quy định của pháp luật.
Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu; người quản lý hợp pháp; hoặc cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản do bị giao nhầm, do tìm được; bắt được sau khi đã có yêu cầu nhận lại tài sản đó. Trên thực tế, có nhiều người nhận được tài sản do người khác; nhưng không có ý định trả lại tài sản đố cho chủ sở hữu dân tới việc họ phải trình báo với cơ quan có thẩm quyền; để yêu cầu lấy lại tài sản.
Những người có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác; có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; đối với hành vi chiếm giữ tài sản trái phép được dựa trên giá trị tài sản chiếm giữ.
Mức hình phạt của tội chiếm giữ tài sản trái phép
Mức hình phạt của tội này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:
Khung một (khoản 1)
Có mức hình phạt là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.
Khung hai (khoản 2)
Có mức phạt tù từ phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cô vật; vật có giá trị lịch sử – văn hoá có giá trị đặc biệt.
Mẫu đơn tố cáo chiếm giữ tài sản trái phép
Trong Mẫu đơn tố cáo chiếm giữ tài sản trái phép phải ghi rõ và đầy đủ các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm tố cáo;
- Cơ quan nhận đơn tố cáo: theo quy định tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác; tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
- Họ tên, giấy tờ chứng minh nhân dân, địa chỉ của người tố cáo; số điện thoại, địa chỉ email (nếu có) của người tố cáo;
- Người bị tố cáo (họ và tên, giấy tờ chứng minh nhân dân, địa chỉ); và các thông tin khác có liên quan;
- Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo: Chiếm đoạt tài sản trái phép;
- Nội dung cụ thể sự việc; (nếu tóm tắt diễn biến sự việc dẫn đến bị chiếm đoạt tài sản), hành vi vi phạm; xâm phạm quyền và lợi ích gì (người bị hại bị thiệt hại những tài sản gì);
- Nêu căn cứ pháp lý xác định hành vi; (phân tích theo quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự như ở trên; chúng tôi đã phân tích);
- Chứng minh thiệt hại xảy ra: giá trị tài sản bị xâm hại… bằng việc đưa ra các bằng chứng, chứng cứ.
- Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
Mời bạn tham khảo; và tải xuống mẫu đơn tố cáo chiếm giữ tài sản trái phép dưới đây của chúng tôi.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Đơn tố cáo chiếm giữ tài sản trái phép”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo hộ logo tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu nhận xét của chi ủy đối với Đảng viên mới
- Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng mới nhất
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm có mẫu như thế nào?
Câu hỏi thường gặp:
Về hành vi: Đối tượng có hành vi (không hành động) cố tình không trả lại tài sản, cổ vật hoặc các vật mang giá trị lịch sử, văn hóa cho phía chủ sở hữu, người quản lý một cách hợp pháp hoặc không tiến hành giao nộp cho phía cơ quan có trách nhiệm.
Về giá trị tài sản: Trường hợp giá trị tài sản chiếm đoạt được phải từ 10.000.000 đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với cổ vật hoặc các vật mang giá trị lịch sử văn hóa thì pháp luật không quy định giá trị để làm căn cứ trách nhiệm hình sự vì đây là những vật mang giá trị về mặt tinh thần hết sức quý giá nên không thể tiến hành định giá một cách cụ thể như những loại tài sản thông thường.
Đơn tố cáo được hiểu là văn bản mà người dân viết ra, soạn ra gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý vụ việc mà mình gặp phải hoặc phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật của người khác. Pháp luật Việt Nam khuyến khích người dân thực hiện quyền tố cáo của mình và từng bước xây dựng cơ chế để bảo đảm quyền lợi của người được tố cáo. Người dân có thể tham khảo một số mẫu đơn tố cáo của bài viết này để vận dụng trong từng trường hợp cụ thể. Về nguyên tắc, nội dung tố cáo rõ ràng, có căn cứ (có bằng chứng) sẽ được cơ quan điều tra xem xét, xử lý và giải quyết.
Cơ quan công an là đơn vị chuyên trách tiếp nhận các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự, tiếp nhận các yêu cầu liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật hình sự (Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017). Người dân có thể làm đơn tố cáo theo các mẫu kể trên để gửi đến cơ quan điều tra (công an quận, huyện) để được xử lý hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người khác.