Loại tội phạm là yếu tố rất quan trọng trong việc xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Pháp luật hình sự phân loại tội phạm thành 4 loại tội phạm chính: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn
Pháp luật Việt Nam phân loại tội phạm như thế nào?
Căn cứ điều 9 bộ luật hình sự 2015 phân loại tội phạm thành các loại như sau.
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Như vậy, để xác định loại tội phạm thì dựa phần lớn vào mức khung hình phạt cao nhất của tội danh ấy. Để tôi lấy ví dụ giúp các bạn dễ dàng hiểu hơn nhé:
Tội phạm ít nghiêm trọng
Định nghĩa: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
VD: Khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Như vậy, khung hình phạt ở khoản 1 này cao nhất là 3 năm. Đáp ứng những điều kiện của Khoản 1 Điều 9 Nói về tội ít nghiêm trọng.
Tội phạm nghiêm trọng
Định nghĩa: Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
VD: Khoản 2 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
Như vậy, khung hình phạt ở khoản 2 này cao nhất là 7 năm. Đáp ứng những điều kiện của Khoản 2 Điều 9 Nói về tội nghiêm trọng.
Tội phạm rất nghiêm trọng
Định nghĩa: Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
VD: Khoản 3 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là:
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Như vậy, khung hình phạt ở khoản 3 này cao nhất là 15 năm. Đáp ứng những điều kiện của Khoản 3 Điều 9 Nói về tội rất nghiêm trọng.
Xem thêm:
- Điều kiện được hưởng án treo theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Học sinh đang yêu nhau mà quan hệ tình dục có coi là tội phạm không?
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Định nghĩa: Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
VD: Khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là:
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Như vậy, khung hình phạt ở khoản 4 này cao nhất là chung thân năm. Đáp ứng những điều kiện của Khoản 4 Điều 9 Nói về tội đặc biệt nghiêm trọng.
Trên đấy là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư X: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định bộ luật hình sự 2015. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS đối với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, trường hợp trên người phạm tội không phải chịu TNHS
Người từ đủ 16 tuổi phạm chịu trách nhiệm hình sự trong mọi trường hợp. Do đó, người từ đủ 16 tuổi rơi vào 1 trong 4 loại tội phạm trên là phải chịu trách nhiệm hình sự. Trừ trường hợp có quy định khác.
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.