Thời tiết thất thường khiến cơ thể bạn khó thích nghi, dẫn đến bị ốm, sốt. Những lúc như thế, “phải” nghỉ làm chứ biết sao. Vậy, người lao động bị ốm có được xin nghỉ làm không?
Căn cứ:
- Bộ luật lao động 2019
Nội dung tư vấn
Trong thời hạn 1 năm làm việc, khi người lao động xin nghỉ vì ốm đau, thời gian này NLĐ có thể sẽ được chi trả tiền nghỉ phép cho thời gian nghỉ phép hàng năm theo quy định của pháp luật hoặc được BHXH chi trả cho hưởng chế độ ốm đau. Vậy thì cùng Luật sư X tìm hiểu cơ chế này nó như thế nào nhé!
Ốm xin nghỉ vẫn được hưởng lương
Thật vậy, việc đang đi làm bình thường bỗng dưng lăn đùng ra ốm thì bạn được phép nghỉ việc mà vẫn được hưởng lương đấy nhé. Tuy nhiên, số ngày nghỉ mà vẫn được hưởng lương chỉ có giới hạn thôi. Cụ thể, Tại Điều 113, Bộ Luật lao động có quy định:
Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Như vậy, khi bạn đã có đủ 12 tháng làm việc cho một công ty, hay một cá nhân sử dụng lao động, thì bạn được phép nghỉ tối thiểu 12 ngày/năm. Cũng đồng nghĩa với việc, bạn xin nghỉ ốm ở nhà sẽ được tính là thời gian nghỉ phép và vẫn sẽ được hưởng lương.Thời gian nghỉ mỗi năm sẽ được tăng thêm tùy vào thâm niên làm việc của bạn. Cụ thể:
Điều 114. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Mời bạn đọc xem thêm: Có được ký hợp đồng lao động với người dưới 18 tuổi không?
Ốm vẫn được nghỉ nhưng không có lương
Thật tuyệt vời nếu như nghỉ việc mà vẫn có lương phải không? Tuy nhiên, khi số lượng ngày nghỉ có lương đã hết mà bạn vẫn muốn nghỉ, thì bạn sẽ phải trực tiếp thỏa thuận với công ty cho nghỉ không lương. (theo điều 115 bộ luật lao động)
Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Ốm được nghỉ, được hưởng chế độ ốm đau
Sau khi biết người lao động bị ốm có được xin nghỉ làm không thì vấn đề chính là nghỉ ốm có được hưởng trợ cấp xã hội không. Tất nhiên, 2 phương pháp xin nghỉ ở trên chỉ mang tính cấp bách cho trường hợp bạn bị ốm nhẹ, không muốn phiền hà về mặt thủ tục trong việc xin giấy tại bệnh viện, nộp giấy tại cơ quan,…. Trong trường hợp bạn bị ốm nặng, điều trị dài ngày thì Chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội sẽ là một trong những “chiếc phao cứu sinh” cho bạn!
Các thủ tục bạn cần làm để được hưởng chế độ ốm đau bao gồm:
- Xin được cấp giấy xác nhận về việc bị bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.
- Gửi giấy xác nhận trên cho công ty để công ty làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau.
Điều kiện, thời gian hưởng và mức hưởng chế độ ốm đau được thực hiện theo Điều 25, Điều 26 và 28 của Luật bảo hiểm xã hội 2014
Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, công việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại không, có thuộc vào khu vực làm việc khó khăn không,…Điều này được quy định rõ tại Điều 26, Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.Mức hưởng chế độ ốm đau được quy định rõ tại Điều 28, Luật Bảo hiểm Xã hội 2014:
Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Ốm cũng có cái hay của ốm nhưng đừng lạm dụng nhé!
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Câu hỏi thường gặp
Câu trả lời là có thể. Pháp luật đã quy định trong trường hợp được hưởng trợ cấp ốm đau là khi chăm sóc con nhỏ dưới 7 tuổi bị ốm và có xác nhận của bệnh viện. Như vậy, chỉ khi nào mắc các bệnh cần chữa trị ở bệnh viện thì mới được hưởng trợ cấp.
Thời gian nghỉ tối đa theo chế độ ốm đau đôi với người làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên
Trẻ em dưới 18 tuổi đi làm được nghỉ nguyên lương tối đa là 14 ngày trong vòng một năm. Sau đó, nếu nghỉ thêm thì chỉ được tính là nghỉ không hưởng lương.
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về việc Người lao động bị ốm có được xin nghỉ làm không. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833 102 102