Bằng lái xe là một trong những giấy tờ quan trọng và cần thiết khi chúng ta tham gia giao thông. Để có được bằng lái xe thì chúng ta cần phải tham gia kỳ thi sát hạch và khi vượt qua bài thi thì sẽ được cấp giấy hẹn để lấy bằng. Tuy nhiên, nếu mất giấy hẹn có lấy được bằng lái xe không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Giấy phép lái xe là gì?
Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.
Quy định về giấy phép lái xe ở các quốc gia tuy có khác nhau tùy vào đặc thù của mỗi nước nhưng nhìn chung để nhận được GPLX, người xin cấp giấy phép lái xe cần trải qua nhiều thủ tục pháp lý như nộp đơn xin cấp, phải trải qua một bài kiểm tra lái xe hoặc những kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt (tùy yêu cầu của từng loại phương tiện) và các thủ tục khác. Sau khi được cấp GPLX, người đó mới có quyền (về mặt pháp lý); để tham gia giao thông bằng phương tiện xe.
Giấy phép lái xe thông thường được cấp căn cứ vào độ tuổi nhất định. Khi một người vi phạm Luật giao thông, cảnh sát giao thông có thể yêu cầu xuất trình giấy phép lái xe để kiểm tra. Một số quy định pháp luật ở các nước có hình thức xử phạt tịch thu giấy phép lái xe hoặc tước GPLX có thời hạn hay không có thời hạn.
Giấy hẹn lấy bằng lái xe có thay thế được giấy phép lái xe trong thời gian đợi bằng không?
Về bản chất, Giấy phép lái xe là chứng chỉ cấp cho người lái xe đủ điều kiện được phép lái một hoặc một số loại xe cơ giới theo quy định.
Giấy hẹn cấp bằng lái xe thì chỉ đơn thuần là một loại giấy tờ hành chính nhằm xác nhận bằng lái xe đang được cấp lại, cấp đổi… Ngay trong chính nội dung các giấy hẹn này cũng thường ghi rõ; giấy này không có giá trị thay thế Giấy phép lái xe.
Luật Giao thông đường bộ 2008 không có quy định nào ghi nhận các giấy tờ có thể thay thế được Giấy phép lái xe.
Vì thế, có thể hiểu, giấy hẹn cấp bằng lái xe không có giá trị thay thế Giấy phép lái xe. Trong thời gian chưa được cấp bằng; lái xe tham gia giao thông sẽ bị xử lý như trường hợp không có Giấy phép lái xe.
Bị tạm giữ bằng lái, biên bản vi phạm có thay thế được Giấy phép lái xe?
Tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính; người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện; hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông; sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Theo quy định này, có thể hiểu trong thời gian bị tạm giữ bằng lái xe mà chưa đến thời hạn hẹn giải quyết vụ việc vi phạm hành chính thì người lái xe vẫn được tham gia giao thông. Biên bản ghi nhận việc Cảnh sát giao thông đang tạm giữ bằng lái xe vẫn được chấp nhận.
Mức phạt lỗi không bằng lái tham gia giao thông
Điều khiển xe cơ giới không có Giấy phép lái xe (bằng lái xe) theo quy định là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Giao thông đường bộ 2008.
Khoản 2 Điều 58 Luật này tiếp tục khẳng định người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo Giấy phép lái xe, đăng ký xe…
Từ năm 2020, khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực thì mức phạt với lỗi không có và không mang bằng lái xe tăng nhẹ so với trước đây.
Cụ thể, người lái ô tô không có bằng lái xe bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng. Nếu không mang theo bằng lái bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng (không thay đổi so với trước đây).
Còn đối với xe máy không có bằng lái xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng (không thay đổi so với trước đây). Nếu không mang theo bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây bị phạt từ 80.000 – 120.000 đồng).
Mất giấy hẹn có lấy được bằng lái xe không?
Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23-4-2018 của Chính phủ quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giải quyết hồ sơ, kết quả bị sai, bị mất, bị thất lạc hoặc bị hư hỏng và trong chậm trả kết quả:
“Trường hợp hồ sơ bị mất, bị thất lạc hoặc bị hư hỏng trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với tổ chức, cá nhân có hồ sơ, giấy tờ bị mất, bị thất lạc hoặc bị hư hỏng và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để khắc phục hậu quả; xác định cơ quan, tổ chức, cá nhân đã làm mất, thất lạc, hư hỏng hồ sơ để quy trách nhiệm chi trả mọi chi phí phát sinh trong việc xin cấp lại hồ sơ, giấy tờ, các trách nhiệm khác có liên quan và xin lỗi tổ chức, cá nhân về sự cố này. Trường hợp làm mất, thất lạc, hư hỏng hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”.
Vì vậy, trường hợp mất giấy hẹn trả GPLX, đề nghị công dân phối hợp với cơ quan thực hiện tiếp nhận hồ sơ cấp lại GPLX để được xem xét cấp GPLX; chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp mất giấy hẹn trả kết quả liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đổi bằng lái xe máy ở đâu?
- Mua bằng lái xe có bị phạt không?
- Quên mang bằng lái xe có bị giữ xe không?
- Không đội mũ bảo hiểm có bị giữ bằng lái xe không?
- Bỏ bằng lái xe để trốn nộp phạt
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Mất giấy hẹn có lấy được bằng lái xe không?” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; tra mã số thuế cá nhân, hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; LSX là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Giấy hẹn cấp bằng lái xe thì chỉ đơn thuần là một loại giấy tờ hành chính nhằm xác nhận bằng lái xe đang được cấp lại, cấp đổi… Ngay trong chính nội dung các giấy hẹn này cũng thường ghi rõ. giấy này không có giá trị thay thế Giấy phép lái xe.
Căn cứ Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 36. Cấp lại giấy phép lái xe
2. Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.”
Như vậy, mất bằng lái xe máy không phải thi lại, chỉ cần làm thủ tục cấp lại giấy phép lái xe.
Thời hạn sử dụng của bằng lái xe được quy định tại Điều 17 Thông tư số 12/2017 của Bộ Giao thông Vận tải như sau:
– Bằng lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn;
– Bằng lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi (đối với nữ) và đủ 60 tuổi (đối với nam).
– Bằng lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Bằng lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.