Xin chào Luật sư X! Tội phạm ngày càng xuất hiện nhiều hơn gây ra nhiều hậu quả cho xã hội. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ cũng vậy. Những người có chức vụ, quyền hạn ngày càng nghĩ đến lợi ích cá nhân nhiều hơn. Tôi mong Luật sư có thể phân tích về tội phạm này. Xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ phân tích về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Cấu thành của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Khách thể của tội phạm
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xâm phạm đến sự hoạt động đùng đắn của các cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào Nhà nước.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn.
Khách quan của tội phạm
- Dấu hiệu hành vi khách quan của tôi phạm: là hành vi lợi dụng chứuc vụ, quyền hạn làm trái công vụ. Trái công vụ có thể là không làm trong trường hợp phải làm và có điều kiện để làm; làm nhưng không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ hoặc làm ngược lại quy định hoặc yêu cầu của công vụ. Hành vi làm trái như vậy pahir xảy ra trong khi người có chức vụ quyền hạn thực hiện công vụ được giao.
- Dấu hiệu hậu quả của tội phạm:
- Thiệt hại tài sản từ 10 triệu đồng trở lên
- Thiệt hại khác liên quan đến lượi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Thiệt hại được quy định trên có quan hệ nhân quả với hành vi làm trái công vụ.
Chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý trực tiếp.
Động cơ phạm tội được quy định là động cơ vụ lợi hoặc là động cơ cá nhân khác.
Hình phạt của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Theo Điều 356 Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH 2017 Bộ luật Hình sự, tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ có mức phạt được quy định như sau:
- Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
- Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Phân biệt “lạm dụng chức vụ, quyền hạn” và “lợi dụng chức vụ, quyền hạn”
Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ đã giải thích tình tiết “lạm dụng chức vụ, quyền hạn” và “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” là dấu hiệu định tội tội phạm tham nhũng, cụ thể như sau:
- Khoản 5 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP về một số tình tiết là dấu hiệu định tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn” quy định tại khoản 1 Điều 355 của Bộ luật Hình sự là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện.
- Ví dụ: Nguyễn Văn A là Phó Chủ tịch UBND tỉnh. A chỉ được phân công phụ trách lĩnh vực văn hóa – xã hội, không được phân công phụ trách lĩnh vực quản lý đất đai nhưng A vẫn ra quyết định thu hồi đất của Công ty X để giao cho Công ty Y (là Công ty của gia đình A). Trường hợp này hành vi của A đã vượt quá chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Khoản 6 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP về một số tình tiết là dấu hiệu định tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” quy định tại khoản 1 Điều 356 của Bộ luật Hình sự là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật.
- Ví dụ: Nguyễn Văn A là Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện B đã thực hiện hành vi trái công vụ, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện B ký quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với thửa đất không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.
Mời bạn xem thêm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, giải thể công ty hợp danh … Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ có thể bị xử lý hình sự về Tội nhận hối lộ:
– Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 02 trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội: Tội đưa hối lộ, Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản…, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Lợi ích phi vật chất.
Như vậy, trường hợp nhận hối lộ từ trên 02 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng trước đó đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm về chức vụ, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể bị xử lý hình sự về Tội nhận hối lộ.
Khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó