Chứng cứ là một trong những tài liệu quan trọng xác minh tính đúng sai của vụ án. Lời khai là một trong những nguồn của chứng cứ mà cơ quan chức năng có thể căn cứ vào đó để tiến hành điều tra. Tuy nhiên trên thực tế, khi người làm chứng đã khai báo rồi thì lời khai có thể thay đổi không? Liệu thay đổi lời khai có ảnh hưởng gì không? Quy định về việc lấy lời khai người làm chứng như thế nào? Luật sư X sẽ giúp bạn phân tích rõ nhưng nội dung này qua bài viết sau đây nhé.
Cơ sở pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Lời khai là gì?
Lời khai là lời trình bày của bị can, bị cáo, người bị hại, người bị tạm giữ, người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan tới vụ án, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự mà người này đã thực hiện hoặc biết được theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án theo trình tự luật định nhằm giải quyết vụ án một cách đúng đắn, khách quan.
Chứng cứ trong vụ án hình sự bao gồm những gì?
Chứng cứ là những gì có thật, được dùng làm căn cứ xác định xem có hành vi phạm tội hay không và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Chứng cứ phải được thu thập theo trình tự, thủ tục được Bộ luật tố tụng hình sự quy định từ những nguồn sau đây:
- Vật chứng;
- Lời khai, lời trình bày;
- Dữ liệu điện tử;
- Kết luận giám định, định giá tài sản;
- Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
- Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế;
- Các tài liệu, đồ vật khác.
Lưu ý, việc triệu tập bị can lấy lời khai phải có giấy triệu tập của cơ quan điều tra.
Thủ tục lấy lời khai bị can
Điều tra viên tiến hành lấy lời khai ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can.
Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, ĐTV phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ của mình.
Nếu vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người. Có thể cho bị can viết bản tự khai.
Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc khi xét thấy cần thiết.
Mỗi lần lấy lời khai đều phải lập biên bản. Sau khi hỏi cung, Điều tra viên phải đọc biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc và ký xác nhận vào từng trang.
Chú ý,pháp luật nghiêm cấm việc mớm cung, sử dụng bức cung, nhục hình khi lấy lời khai hoặc tự ý sửa chữa, thay đổi nội dung lời khai trái luật.
Lời khai có thể thay đổi không? Thủ tục thay đổi lời khai của bị can
Điều 184 BLTTHS 2015 quy định việc sửa chữa, bổ sung lời khai trong biên bản phải được tiến hành trước khi kết thúc buổi hỏi hỏi cung. ĐTV và bị can phải ký xác nhận vào vị trí được sửa chữa, bổ sung đó. Ngoài ra, bị cáo có cũng quyền thay đổi lời khai tại phiên xét xử ở Tòa án.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có được thay đổi lời khai không?
Theo quy định tại Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải như sau:
“…
2. Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:
a) Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;
b) Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;
c) Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
d) Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nguồn chứng cứ như sau:
Vật chứng;
Lời khai, lời trình bày;
Dữ liệu điện tử;
Kết luận giám định, định giá tài sản;
Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế;
Các tài liệu, đồ vật khác.
Theo đó, tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ thì người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung tài liệu, chứng cứ bao gồm cả lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Như vậy, bạn có thể bổ sung lời khai để thay đổi nội dung mà bạn đã khai trước đó theo đúng tình tiết vụ án.
Đương sự có được thay đổi lời khai trong quá trình giải quyết vụ án dân sự không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 210 Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-VPQH ngày 16/12/2019 Bộ luật Tố tụng dân sự 2019, trong quá trình diễn ra phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, cụ thể như sau:
“Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau:
c) Bổ sung tài liệu, chứng cứ…”
Trước phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, đương sự đã cung cấp lời khai, chứng cứ cho Tòa án. Như vậy trong quá trình diễn ra phiên họp này đương sự sẽ được thay đổi lời khai của mình. Thẩm phán sẽ thông báo về thời gian, địa điểm diễn ra phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ đến cho đương sự.
Đương sự có thể tự trình bày bằng văn bản về việc thay đổi lời khai, hoặc đọc lời khai thay đổi của mình cho cán bộ Toà án lập biên bản ghi nhận.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Lời khai có thể thay đổi không”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về quyết định phát hành hóa đơn điện tử, Giấy phép sàn thương mại điện tử, công chứng ủy quyền tại nhà, phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm,, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết
- Nhập hộ khẩu cho con ở đâu
- Nghỉ việc giữa tháng có đóng bảo hiểm không?
- Nghỉ việc bao lâu thì lấy được tiền bảo hiểm xã hội?
- Tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc
Câu hỏi thường gặp
Lời khai của người làm chứng được quy định tại Điều 91, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:
“1.Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.
2.Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.”
Việc khai báo trung thực những gì mình biết liên quan đến vụ án là nghĩa vụ bắt buộc mà người làm chứng phải thực hiện khi tham gia tố tụng hình sự. Nếu người làm chứng không có lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan mà khai báo gian dối, từ chối khai báo hoặc trốn tránh việc khai báo thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Địa điểm tiến hành lấy lời khai người làm chứng có thể là nơi tiến hành điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó.
Việc quy định địa điểm lấy lời khai có tính chất tùy nghi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Điều tra viên, cho người làm chứng trong việc lấy và cung cấp lời khai.
Một vụ án có thể có nhiều người cùng chứng kiến sự việc. Không phải tất cả những người chứng kiến sự việc đều cần triệu tập đến lấy lời khai.
Triệu tập người làm chứng căn cứ vào tình tiết của vụ án và chiến thuật của Điều tra viên. Trong trường hợp có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc, trao đổi với nhau trong thời gian lấy lời khai bởi những người làm chứng có thể bị ảnh hưởng bởi ý kiến, lời khai của người làm chứng khác.
Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định. Việc này phải ghi vào biên bản.
Trong nhiều vụ án, người làm chứng có thể quen biết bị hại hoặc quen biết bị can. Do đó, điều luật quy định, trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên phải hỏi về mối quan hệ giữa người làm chửng với bị can, bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng.
Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến động cơ khai báo của người làm chứng. Khi lấy lời khai, Điều tra viên phải chú ý tới những yếu tố khách quan và chủ quan kìm hãm hoặc thúc đẩy người làm chứng khai báo như tình trạng sức khỏe của người làm chứng khi chứng kiến sự việc phạm tội, khả năng nhận thức và trình độ hiểu biết của người làm chứng vê đối tượng, người làm chứng có sợ bị trá thù hay không…
Khi lấy lời khai, Điều tra viên yêu cầu người làm chứng trình bày hoặc tự viết một cách trung thực và tự nguyện những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi.