Khi một vụ tai nạn giao thông xảy ra, việc xác định lỗi trong tai nạn giao thông là điều cần thiết để xác định đúng trách nhiệm của các bên, ai là người phải bồi thường thiệt hại. Vậy làm thế nào để xác định lỗi trong tai nạn giao thông? Làm thế nào để được bồi thường bảo hiểm? Vấn đề bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông được quy định như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây của Luật sư X, mời bạn cùng tham khảo nhé.
Căn cứ pháp lý
Lỗi là gì?
Lỗi là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm phản ánh chủ thể đã lựa chọn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có đủ điều kiện lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Lỗi cũng thường được hiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Theo Luật hình sự Việt Nam, hành vi gây thiệt hại cho xã hội chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu chủ thể có lỗi khi thực hiện hành vi đó vì mục đích của hình phạt chỉ có thể đạt được khi hình phạt được áp dụng cho người có lỗi. Nguyên tắc có lỗi là nguyên
tắc cơ bản của luật hình sự. Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc con người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình vì họ có tự do (có năng lực nhận thức được quy luật, nhận thức được đòi hỏi của xã hội và năng lực lựa chọn, quyết định hành động theo quy luật, theo đòi hỏi của xã hội) và do vậy, chỉ khi có tự do họ mới có thể phải chịu trách nhiệm. Xét về bản chất và nội dung, lỗi được hiểu là quan hệ giữa cá nhân người phạm tội với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định chủ quan đòi hỏi của xã hội. Đó là sự phủ định đòi hỏi của xã hội trong ý thức của chủ thể. Sự phủ định này tồn tại trong sự thống nhất với sự phủ định khách quan là sự phủ định đòi hỏi của xã hội trên thực tế mà biểu hiện của nó là sự gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tương tự như vậy, lỗi cũng được hiểu là sự tự tước tự do của người phạm tội. Đó là sự tự tước tự do trong ý thức của chủ thể. Sự tự tước tự do này là nguyên nhân dẫn đến hành vi mất tự do trên thực tế – hành vi trái với đòi hỏi của xã hội, trái với luật hình sự.
Xét về hình thức thể hiện, lỗi bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong đó, lỗi cố ý gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp; lỗi vô ý gồm vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả. Đó là bốn loại trường hợp có lỗi.
Xác định lỗi trong tai nạn giao thông
Để xác định ai là người có lỗi trong vụ tai nạn giao thông, cần phải đối chiếu hành vi của người đó với quy định pháp luật, đối chiếu với hậu quả của vụ tai nạn để biết rằng hành vi đó có phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra vụ tai nạn giao thông hay không.
Luật sư X xin đưa ra một ví dụ để phân tích như sau:
Ví dụ: Anh B đang điều khiển xe mô tô lưu thông trên đường thẳng, đúng phần đường dành cho xe mô tô thì bất ngờ ở bên trái đường có anh C điều khiển xe mô tô rẽ trái chuyển hướng ngang qua đường. Do ở khoảng cách gần, anh B không kịp xử lý để đạp phanh. Hậu quả là xe do anh B điều khiển đã va đụng vào phần hông bên phải xe mô tô do anh C điều khiển đang đi ngang sang đường, làm anh C bị thương phải vào điều trị nhiều tháng tại bệnh viện.
Thông thường khi nhìn vào trường hợp này nhiều người sẽ suy nghĩ lỗi thuộc về anh B. Vì anh B đã điều khiển xe va đụng vào xe của anh C (bánh trước xe của anh B đã va đụng thẳng vào hông bên phải xe của anh C). Như vậy, phải chăng anh B là người gây ra vụ tai nạn giao thông đường bộ làm cho anh C bị thương phải vào điều trị tại bệnh viện và phải chịu trách nhiệm bồi thường?
Để biết được ai là người có lỗi thì phải đối chiếu với quy định của Luật Giao thông đường bộ, cụ thể:
- Xét hành vi của anh B
Anh B là người điều khiển xe mô tô trên đường thẳng (theo Điều 15 Luật Giao thông đường bộ thì người đi trên đường thẳng được quyền ưu tiên) => nên được chạy với vận tốc tối đa mà pháp luật cho phép.
Khi này nếu bất ngờ một ai đó băng ngang qua đường mà không quan sát thì anh B không thể nào kịp xử lý để đạp phanh (lưu ý ở đây là bất ngờ băng ngang). Đồng thời để giảm tốc độ của một phương tiện giao thông thì dù có phanh ngay cũng cần phải có một quãng đường nhất định tuỳ theo tốc độ đang di chuyển của phương tiện để có dừng phương tiện đó lại hoàn toàn
=> Trường hợp như trên, việc xử lý để tránh một vụ tai nạn giao thông là không thể đối với anh B.
=> Việc anh C đột ngột rẽ sang đường được xem là sự kiện bất ngờ đối với anh B
=> Theo quy định tại chương IV Bộ luật Hình sự 2015, anh B được loại trừ trách nhiệm hình sự
- Xét hành vi của anh C
Điều 15 Luật GTĐB quy định: Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác
=> Anh C khi chuyển hướng phải quan sát và nhường đường cho cho anh B
=> Anh C băng qua đường đột ngột, không chú ý quan sát, không nhường đường là anh C đã đi sai quy tắc giao thông, vi phạm Luật giao thông đường bộ, là người có lỗi gây ra vụ tai nạn giao thông.
=> Trong ví dụ nói trên, người có lỗi gây ra vụ tai nạn là anh C nên anh B sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hành chính và không phải bồi thường thiệt hại
Sự kiện bất ngờ trong tai nạn giao thông
Căn cứ theo Điều 20 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về sự kiện bất ngờ như sau: Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự
Theo đó sự kiện bất ngờ là sự kiện mà người khác không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước.Cho nên, khi gây nên tai nạn giao thông do sự kiện bất ngờ thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
=> Sự kiện bất ngờ là sự kiện mà người khác không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước
Ví dụ: A đang đi trên đường, đúng tốc độ cho phép thì đột nhiên B từ trong ngõ nhỏ lao ra, không có tín hiệu khiến A đâm vào B. Trong trường hợp này, việc B đột ngột lao ra được xem là sự kiện bất ngờ. Do đó, A sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường thiệt hại.
Vấn đề lỗi trong bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông
Vấn đề bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông được điều chỉnh theo quy định Bộ luật Dân sự 2015
Trong những trường hợp sau thì người gây tai nạn sẽ không phải bồi thường thiệt hại cho bị hại:
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Trong trường hợp cả 2 cùng có lỗi thì người gây tai nạn không phải bồi thường phần thiệt hại do lỗi của người bị hại gây ra.
Ý nghĩa của việc xác định lỗi khi tai nạn giao thông xảy ra
Xác định lỗi trong tai nạn giao thông là vấn đề quan trọng trong giải quyết các vụ tai nạn giao thông, có ý nghĩa quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc:
– Việc xác định lỗi của các bên khi tham gia giao thông có ý nghĩa rất quan trọng. Vì đây là căn cứ để Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự.
– Việc xác định lỗi của các bên còn để xác định đúng trách nhiệm của các bên, xác định mức bồi thường thiệt hại hợp lý. Bồi thường thiệt hại phải có đầy đủ các điều kiện sau đây: có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, người gây ra thiệt hại có lỗi. Ngoài ra điều 584, Bộ luật dân sự 2015 có quy định: người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Mời bạn xem thêm
- Có được đi nghĩa vụ công an khi trên người có vết xăm không?
- Có được uống rượu bia trong cơ sở giáo dục hay không?
- Kỳ kế toán ngắn nhất là bao nhiêu tháng?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Xác định lỗi trong tai nạn giao thông”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, tạm dừng công ty… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Điều 260 BLHS 2015 quy định lái xe gây tai nạn chết người phải chịu các hình phạt sau:
Làm chết 01 người: bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Làm chết 02 người: phạt tù từ 03 năm đến 10 năm
Làm chết 03 người trở lên: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
Bên cạnh đó, Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (luật BHXH), được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định trường hợp được hưởng chế độ ốm đau là: Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Khi tai nạn xảy ra, người gây tai nạn đã mua bảo hiểm xe phải liên lạc với doanh nghiệp bảo hiểm và làm các thủ tục để nhận mức bồi thường theo quy định pháp luật.
Do đó trong vòng 05 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn thì chủ xe phải gửi thông báo bằng văn bản đến doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo các tài liệu sau để yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của xe cơ giới:
Tài liệu liên quan đến xe, lái xe;
Các giấy tờ chứng minh thiệt hại về người và tài sản;
Tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn.