Trên thực tế, có nhiều trường hợp cho người không có bằng lái mượn xe để đi lại, có thể là cha mẹ cho con cái mượn xe, bạn bè cho nhau mượn,… Vậy liệu hành vi này có vi phạm không?cCó xử phạt vi phạm hành chính khi giao xe 100cm3 cho người không có bằng lái hay không? Giao xe cho người không có bằng lái có bị xử lý hình sự? Người 17 tuổi điều khiển xe 100cm3 của bố mẹ đi học thì bị xử phạt thế nào? Tất cả những thắc mắc này Luật sư X sẽ giải đáp thông qua bài viết dưới đây, mời bạn cùng theo dõi nhé.
Căn cứ pháp lý
Có xử phạt vi phạm hành chính khi giao xe 100cm3 cho người không có bằng lái?
Căn cứ Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
– Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;
– Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
– Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;
– Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);
…
Theo đó, tại Khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:
– Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
Như vậy, theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp mà bạn đề cập thì không chỉ người lái xe mà người giao xe cho người không đủ điều kiện cũng sẽ bị phạt từ 800.000 đến 2.000.000 đồng.
Giao xe cho người không có bằng lái có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Bên cạnh đó tại Khoản 76 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ:
– Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Làm chết 02 người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Làm chết 03 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
Theo đó, việc giao xe cho người không có điều kiện ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính thì trong trường hợp người điều khiển xe không có điều kiện gây tai nạn, người giao xe cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người 17 tuổi điều khiển xe 100cm3 của bố mẹ đi học thì bị xử phạt thế nào?
Xử phạt người không có Giấy phép lái xe tham gia giao thông
Căn cứ Điểm a Khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển không có GPLX như sau:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;”
Bên cạnh đó, Điểm i Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;”
Như vậy, theo quy định này trường hợp bạn mới 17 tuổi mà điều khiển xe 100 cm3 thì bạn sẽ bị xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Xử phạt lỗi giao xe cho người không đủ tuổi điều khiển
Căn cứ theo quy định tại Điểm đ Khoản 5 Điều 30 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;”
Theo đó, trong trường hợp điều khiển xe máy mà không có Giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Xử phạt chủ xe giao xe cho người không có Giấy phép lái xe điều khiển
Như vậy, theo quy định trên, nếu chủ phương tiện là cá nhân giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Trường hợp không có tình tiết tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ thì sẽ bị phạt 1.400.000 đồng. Áp dụng trong trường hợp của bạn, thì do bạn chưa đủ tuổi điều khiển loại xe máy trên, nên bố của bạn sẽ bị xử phạt 1.400.000 đồng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm:
Mời bạn xem thêm
- Quy định về xuất hóa đơn cho cá nhân
- Thủ tục hòa giải tai nạn giao thông
- Kỳ kế toán ngắn nhất là bao nhiêu tháng?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Có xử phạt vi phạm hành chính khi giao xe 100cm3 cho người không có bằng lái?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, dịch vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 2, Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông cần phải có đầy đủ 4 loại giấy tờ sau:
Giấy đăng ký xe
Giấy phép lái xe đối với những người điều khiển các phương tiện xe cơ giới đã được quy định tại Điều 59 của Luật Giao thông đường bộ.
Giấy chứng nhận kiểm định độ an toàn về kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện xe cơ giới đã được quy định tại Điều 55 của Luật Giao thông đường bộ.
Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Căn cứ quy định tại khoản 2, điều 21 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu không mang theo bằng lái xe khi tham gia giao thông, chủ phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 100.000 VNĐ – 200.000 VNĐ/lần vi phạm.
Theo khoản 3 của điều 82, nghị định 123/2021/NĐ-CP, trong trường hợp người điều khiển xe máy không xuất trình được bằng lái xe sẽ bị xử phạt về hành vi KHÔNG có giấy phép lái xe, bị giữ phương tiện và sẽ có phiếu hẹn.
Trong thời hạn hẹn người lái xe đến giải quyết, nếu xuất trình được Giấy phép lái xe thì người điều khiển phương tiện sẽ được hạ từ mức phạt không có bằng lái xe máy xuống mức phạt về hành vi “Không mang theo giấy phép lái xe”. Ngược lại, nếu quá hạn mà không xuất trình được giấy phép lái xe thì chủ phương tiện phải chịu mức phạt như ban đầu.