Nội dung cơ bản của Nghị định 15 về an toàn thực phẩm

bởi Thu Tra
Nghị định 15 về an toàn thực phẩm

Ngày 02/02/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (gọi tắt là Nghị định 15), Nghị định này được xây dựng trên cơ sở cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, đồng thời đáp ứng yêu cầu về xây dựng xã hội đảm bảo an toàn thực phẩm. Nghị định đã thay đổi căn bản về phương thức quản lý ATTP từ tiền kiểm sang hậu kiểm, áp dụng cách thức quản lý rủi ro và bắt kịp trình độ quản lý của các nước phát triển. Nghị định có hiệu lực ngày 02/02/2018 và thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 (gọi tắt là Nghị định 38).

Để tìm hiểu rõ hơn về Nghi định 15 về an toàn thực phẩm mời các bạn cùng Luật sư X tìm hiểu sau đây:

Thuộc tính văn bản

Số hiệu:15/2018/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:02/02/2018Ngày hiệu lực:02/02/2018
Ngày công báo:15/02/2018Số công báo:Từ số 375 đến số 376
Tình trạng:Còn hiệu lực
Nghị định 15 về an toàn thực phẩm
Nghị định 15 về an toàn thực phẩm

Một số nội dung cơ bản của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm

Về việc tự công bố sản phẩm

– Khoản 1, điều 4 quy định: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 điều này và Điều 6 Nghị định này”.

Quy định này đã thay đổi so với việc phải công bố hợp quy (đối với sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường của Nghị định 38. Điều đó có nghĩa là thay vì phải xin xác nhận từ cơ quan Nhà nước, nay các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được tự công bố.

– Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:

Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và tổ chức, cá nhân chỉ cần “nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền”.

Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

Đăng ký bản công bố sản phẩm

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP:

+ Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ

+ Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định

+ Sơ chế nhỏ lẻ

+ Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ

+ Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

+ Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm

+ Nhà hàng trong khách sạn

+ Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm

+ Kinh doanh thức ăn đường phố

+ Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về ATTP (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Tuy nhiên các cơ sở quy định trên đây phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

Quảng cáo thực phẩm

– Các thực phẩm sau đây phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo:

+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

+ Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại điều 7 của Luật quảng cáo.

– Trước khi quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo phải đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm theo quy định hiện hành.

Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Nghị định 15 cũng thể hiện sự phân công, phân cấp mạnh mẽ trong trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP nhằm tránh chồng chéo trong quản lý, đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện.

– Một số nguyên tắc phân công quản lý ATTP cần lưu ý:

  • Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý.
  • Đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên do ngành Công Thương quản lý, trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản.
  • Đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính.

– Trách nhiệm quản lý ATTP của UBND cấp tỉnh

Trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP của địa phương cũng được tăng cường. Nghị định 15 không quy định trực tiếp cho đơn vị nào của địa phương quản lý mà giao cho UBND tỉnh, thành phố quyết định, dựa theo tình hình thực tế của từng địa phương.

Xem cụ thể Nghị định số 15/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm tại đây:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Nghị định 15 về an toàn thực phẩm”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến hôn nhân cận huyết, căn cước công dân phải mặc áo gì, cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân, mất năng lực hành vi dân sự,…  của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào không cần xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP?

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ 10 loại trường hợp sau không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận gồm:
– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
– Sơ chế nhỏ lẻ;
– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
– Nhà hàng trong khách sạn;
– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
– Kinh doanh thức ăn đường phố;
– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực.
Các cơ sở trên phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

Cơ sở kinh doanh thực phẩm được tự công bố sản phẩm gì?

Cơ sở SX-KD thực phẩm được tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng, trang TTĐT của mình hoặc niêm yết tại trụ sở thay vì phải Công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định ATTP như hiện nay.
Cụ thể, sản phẩm được tự công bố gồm: thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ chứa đựng thực phẩm; vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, trừ:
– Nhóm sản phẩm được miễn thủ tục tự công bố: sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ sản xuất nội bộ (không tiêu thụ trong nước);
– Nhóm sản phẩm phải làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm:
+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;
+ Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
+ Phụ gia hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng theo quy định của Bộ Y Tế.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm