Ưu nhược điểm của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là gì?

bởi Thanh Trúc
Ưu nhược điểm của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là gì?

Mặc dù người dân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đất đó vẫn thuộc sở hữu chung của toàn dân. Vậy ưu nhược điểm của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin về chế độ sở hữu này nhé!

Căn cứ pháp lý

Chế độ sở hữu toàn dân là gì?

Chế độ sở hữu toàn dân là chế độ sở hữu gồm tổng thể các quy phạm pháp luật xác định chủ thể, khách thể, nội dung, phương thức thực hiện quyền sở hữu của toàn dân. Sở hữu toàn dân là hình thức cao nhất của sở hữu xã hội chủ nghĩa, trong đó các tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, các phương tiện và tài sản khác thuộc về nhà nước – người đại diện chính thức của nhân dân.

Bên cạnh đó, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm pháp lý gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai trong đó xác nhận, quy định và bảo vệ quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.

Ưu nhược điểm của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là gì?

Ưu điểm của chế độ sở hữu toàn dân

Thứ nhất là sự thể hiện đúng bản chất của đất đai là không của riêng ai mà nó là tạo hóa của thiên nhiên.

Thứ hai là chế độ này phù hợp với quan điểm chính trị của quốc gia: “Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân“. Bởi lẽ để có được đất đai như ngày hôm nay là nhờ thành công giữ nước dựng nước của cả dân tộc, chính vì lẽ đó đất đai sẽ không thuộc chủ quyền của bất kì cá nhân nào mà mà thuộc sở hữu chung của toàn dân và sử dụng nhằm mục đích chung của toàn dân tộc.

Thứ ba, ngoài phù hợp với quan điểm chính trị của quốc gia, quan điểm này còn phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện tại là công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi chuyển một diện tích đất nông nghiệp sang đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp. Và với vấn đề này cần đòi hỏi có sự giúp sức của nhà nước để làm việc với dân dễ dàng hơn.

Cuối cùng là chế độ này tạo điều kiện để những người lao động có cơ hội tiếp cận với đất đai tự do hơn. Người lao động được hưởng lợi ích từ đất một cách có lợi, công bằng và bình đẳng hơn.

Nhược điểm của chế độ sở hữu toàn dân

Bên cạnh những mặt tích cực của ưu điểm, chế độ toàn dân về đất đai vẫn còn tồn tại những điểm còn hạn chế, bất cập như sau:

Thứ nhất, vì như ở trên đề cập thì đất đai thuộc sở hữu của toàn dân chứ không của riêng ai dó đó nhiều người không có động lực, ý thức để đầu tư và phát triển nó một cách nghiêm túc.

Thứ hai, hiện nay, quyền định đoạt đất đai thuộc về quyết định của cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương nên việc lạm dụng quyền hạn can thiệp vào các vấn đề như: thu hồi đất, bồi thường với giá rẻ,… là điều khó tránh khỏi. Từ đó, việc tham nhũng, lạm quyền là điều tất yếu.

Thứ ba, là sự bất cập của các quy định pháp luật. Hiện tại, các quy định pháp luật còn chồng chéo, gây khó hiểu từ định nghĩa thế nào là sở hữu toàn dân, định nghĩa chưa rõ ràng, mông lung dẫn đến việc áp dụng gặp nhiều khó khăn.

Ưu nhược điểm của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là gì?
Ưu nhược điểm của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là gì?

Việc áp dụng chế độ toàn dân về đất đai ở Việt Nam

Việc áp dụng chế độ toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện này có rất nhiều điều đáng nói, cụ thể như sau:

Trước hết là việc áp dụng mức định giá đất và cách thu hồi đất của nhà đất còn rất nhiều điều bất cập. Về phía người dân, họ muốn được chủ động về quyền sử dụng đất trên chính mảnh đất mình đang ở, muốn mua hoặc bán khi có nhu cầu. Tuy nhiên, việc nhà nước có quyền thu hồi bất cứ mảnh đất nào bất cứ lúc nào khiến cho người dân gặp tương đối rắc rối.

Bởi những mảnh đất khác nhau sẽ có những giá trị khác nhau song có nhiều dự án, nhà nước không có kế hoạch thu hồi đất cụ thể, rõ ràng khiến cho người dân cũng không có kế hoạch sử dụng đất hợp lý. Ví dụ như khu vực này sẽ dự kiến xây trung tâm thương mại, từ đó người dân được thông báo về thời gian thu hồi đất, mức đến bù, để họ có những cách kế hoạch phù hợp với mảnh đất mình đang sử dụng. Việc làm này sẽ tránh được những tình trạng khiếu kiện kéo dài hoặc tình trạng bạo lực và sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy sau đó.

Thứ hai là khuôn pháp lý tại Việt Nam về vấn đề này còn thiếu sự cụ thể, rõ ràng. Mặc dù chế độ này hiện tại vân đang hợp lý với xã hội tuy nhiên, bởi những quy định thiếu rõ ràng khiến cho người dân cảm thấy khó hiểu, khó áp dụng.

Đất đai là một tài nguyên vô cùng lớn, quyền sử dụng đất lại là một tài sản vô cùng có giá trị, thực tế, nhiều thuở ruộng, mành vườn, đồi núi hay ao hồ có giá trị sản xuẩn chuyển đổi tương đối cao nhưng lại không thể chuyển đổi bởi những quy định còn chồng chéo và chưa rõ ràng.

Kiến nghị hoàn thiện

Một là, nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn lực đất đai. Cần nhận thức rõ đất đai là tài nguyên quốc gia khan hiếm, vô cùng quý giá, là nguồn vốn nội lực to lớn của đất nước, là tư liệu sản xuất đặc biệt.

Các quan điểm, chủ trương, chính sách và pháp luật về đất đai phải nhằm mục tiêu quản lý chặt chẽ và khai thác, sử dụng đất tiết kiệm, đạt hiệu quả tối ưu, phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp, khoa học và quản lý, sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch; phải bảo đảm hài hòa lợi ích của ba chủ thể chính: Nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng,…

Hai là, nhận thức rõ vị trí, vai trò của sở hữu toàn dân về đất đai. Cần nhận thức rõ, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đây là mô hình vừa phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của thời đại, vừa là sự tiếp thu các giá trị truyền thống của đất nước và những yếu tố tích cực trong giai đoạn phát triển đã qua.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến Ưu nhược điểm của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là gì?. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các thủ tục thành lập công ty hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline : 0833.102.102 để được nhận tư vấn.

Câu hỏi thường gặp

Tài sản nào thuộc sở hữu toàn dân?

Các loại tài sản thuộc sở hữu toàn dân được quy định tại Điều 3 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Tài sản bị tịch thu theo quy định pháp luật
– Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu
– Tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể
– Tài sản được hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ
– Tài sản do chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam
– Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án

Nguyên tắc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản được quy định như thế nào?

Nguyên tắc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản được quy định tại Điều 4 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau
– Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản phải được lập thành văn bản; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân có liên quan.
– Việc quản lý nhà nước đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan.
– Việc xác định giá trị và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo cơ chế thị trường.
– Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Sở hữu toàn dân về đất đai là gì?

Toàn dân thực hiện quyền năng chủ sở hữu đất đai thông qua tổ chức đại diện do họ lập ra là Nhà nước. Điều 53 Hiến pháp 2013 quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Sở hữu toàn dân về đất đai được đề cập cụ thể trong Luật đất đai 2013 như sau:
– Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
– Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau: quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; định giá đất;
– Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai như sau: thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại;
– Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm