Trong hệ thống pháp luật dân sự, thừa kế là một trong những chế định pháp luật có vai trò quan trọng về việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người thừa kế của họ. Điều này đã được minh chứng bởi từ pháp luật của xã hội phong kiến đến nay, thừa kế luôn được các nhà làm luật cân nhắc, xem xét, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp tuỳ từng thời kỳ của xã hội. Vậy thừa kế theo pháp luật là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ:
- Bộ Luật dân sự 2015
Nội dung tư vấn:
1. Thừa kế là gì?
Theo quy định của pháp luật thì thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống. Tài sản của người chết được gọi là di sản.
Di sản bao gồm tài sản là bất động sản, động sản, hoa lợi , lợi tức thuộc quyền sở hữu, sự dụng của người chết. Di sản sẽ được chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Người thừa kế là người còn sống và thường thì có quan hệ với người đã chết.
2 Thừa kế theo pháp luật là gì?
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Thừa kế theo pháp luật xảy ra khi người chết không để lại di chúc, đó có thể là chết đột ngột hoặc người chết không làm di chúc trước khi chết. Đối với thừa kế theo pháp luật sẽ không có sự thể hiện ý chí của một ai ở đây cả. Mọi người đều có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản thừa kế, không phải người này có nhiều di sản hơn người kia trong một hàng thừa kế mà tất cả được “cào” bằng nhau và ai cũng có phần và không có sự so sánh thiệt hơn ở đây.
3. Thừa kế theo pháp luật phát sinh trong các trường hợp sau đây.
Một là: không có di chúc, nghĩa là người có tài sản không định đoạt bằng việc lập do chúc.
Hai là: di chúc không hợp pháp, trong trường hợp này người có tài sản có lập di chúc nhưng di chúc vi phạm các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định như thiếu sự tự nguyện (bị cưỡng ép, đe dọa), nội dung trái pháp luật hoặc không đủ tư cách chủ thể,…
Ba là: những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Bốn là: những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản.
Khi có một trong bốn trường hợp nêu trên thì có thể là toàn bộ di sản hoặc 1 phần di sản được chia theo pháp luật.
4. Người được hưởng thừa kế theo pháp luật.
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
5. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
6. Phân biệt hai hình thức thừa kế theo pháp luật dân sự
Thừa kế theo di chúc |
Thừa kế theo pháp luật | |
Khái niệm | Là thừa kế theo ý chí nguyện vọng của người để lại di sản trước khi chết | Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 BLDS 2015) |
Đối tượng thừa kế | Những cá nhân, tổ chức được người lập di chúc đề cập là người nhận di sản trong di chúc và đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật |
– Các cá nhân có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản (Điều 651) – Cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động được pháp luật bảo vệ quyền thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 664) – Con riêng và bố dượng, mẹ kế (Điều 654) |
Hình thức | Phải được lập bằng văn bản, nếu không lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng (Điều 627) |
– Văn bản thỏa thuận có công chứng về việc phân chia di sản của các đồng thừa kế – Nếu có tranh chấp thừa kế thì theo quyết định của tòa án về phân chia di sản |
Trường hợp được thừa kế | Theo ý chí, nguyện vọng của cá nhân khi lập di chúc, người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế (Điều 613) |
– Không có di chúc; – Di chúc không hợp pháp; – Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; – Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. (Điều 650) |
Thừa kế thế vị | Không có thừa kế thế vị | Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống (Điều 652) |
Phân chia di sản | Điều 659 | Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.(Điều 660) |
Hy vọng bài viết hứu ích đối với bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ dịch vụ giải quyết tranh chấp về thừa kế Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay