Để đảm bảo an toàn cho người lái xe và những người tham gia giao thông khác, luật có những quy định đặc biệt trong trường hợp người lái xe phải giảm tốc độ khi lái xe, cũng như phạt tiền khi lái xe cố tình vi phạm về tốc độ. Vậy Người lái xe phải giảm tốc độ trong trường hợp nào? Bài viết dưới đây, LSX sẽ cung cấp một số thông tin về Người lái xe phải giảm tốc độ trong trường hợp nào? Mời bạn cùng đón đọc nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 31/2019/TT-BGTVT
Người lái xe phải giảm tốc độ trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn trong các trường hợp sau:
- Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường;
- Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;
- Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường có mặt đường hẹp, không êm thuận;
- Qua cầu, cống hẹp; đi qua đập tràn, đường ngầm, hầm chui; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc;
- Qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung nhiều người; khu vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông;
- Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
- Có súc vật đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường;
- Tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi phía trước;
- Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe;
- Gặp xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ; gặp xe siêu trường, xe siêu trọng, xe chở hàng nguy hiểm; gặp đoàn người đi bộ;
- Trời mưa; có sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi;
- Khi điều khiển phương tiện đi qua khu vực trạm kiểm soát tải trọng xe, trạm cảnh sát giao thông, trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ.
Chuyển hướng không giảm tốc độ bị xử lý như thế nào?
Đối với xe máy
Căn cứ điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-Cp, quy định:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);”
Như vậy, theo quy định này thì trường hợp người điều khiển xe máy chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo rẽ thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Đối với ô tô
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức)
Đi quá tốc độ bị phạt bao nhiêu tiền?
Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với với mô tô, xe gắn máy
– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Người lái xe phải giảm tốc độ trong trường hợp nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty LSX luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến kết hôn với người nước ngoài. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của LSX tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
Ngoài ra, trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
Theo quy định tại Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì khi Vượt xe
– Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
– Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
– Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
– Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
– Khi xe điện đang chạy giữa đường;
– Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
– Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
– Trên cầu hẹp có một làn xe;
– Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
– Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
– Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
– Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Như vậy, người lái xe phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy trong trường hợp khi xe sau xin vượt và đảm bảo an toàn.