Cá nhân, tổ chức khi nhận thấy lợi ích của mình đang bị xâm phạm thì có thể làm đơn khởi kiện vụ án dân sự gửi lên tòa án có thẩm quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít người gặp khó khăn và vướng mắc khi soạn thảo mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự theo quy định hiện hành. Nhiều độc giả băn khoăn không biết Mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự năm 2023 là mẫu nào? Nộp mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự ở cơ quan nào theo quy định? Nhờ người khác soạn đơn khởi kiện vụ án dân sự được không? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Đơn khởi kiện vụ án dân sự cần phải có những nội dung nào?
Tại Khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định:
Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự năm 2023
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……(1), ngày….. tháng …… năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: Toà án nhân dân (2)……………………………………
Người khởi kiện: (3) ………………………………………………………………………
Địa chỉ: (4) ……………………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)
Người bị kiện: (5) ………………………………………………………………………….
Địa chỉ (6) …………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7) ……………………………….
Địa chỉ: (8) …………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9) ………………………….
Địa chỉ: (10) …………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)………………………
…………………………………………………………………………………………………..
Người làm chứng (nếu có) (12) ………………………………………………………….
Địa chỉ: (13) …………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14) …………
1 …………………………………………………………………………………………………
2 …………………………………………………………………………………………………
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15) …………………………………………………………………………………………………….
Người khởi kiện
Tải về mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự năm 2023
Nhờ người khác soạn đơn khởi kiện vụ án dân sự được không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:
a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
Theo đó, người khởi kiện vụ án dân sự có quyền nhờ người khác soạn hộ đơn khởi kiện.
Cần lưu ý những gì khi soạn thảo mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự?
Khi viết đơn khởi kiện vụ án dân sự, để được tòa án thụ lý thì cần lưu ý những điều sau:
Về chủ thể viết đơn khởi kiện:
- Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
- Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
- Người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
Về hình thức đơn khởi kiện:
Đơn khởi kiện phải đúng mẫu theo quy định tại Nghị quyết Số: 01/2017/NQ-HĐTP, nội dung đơn phải thể hiện thông tin của người khởi kiện, người bị kiện, người liên quan, tên Toà án giải quyết, danh mục tài liệu, chứng cứ hiện có kèm theo đơn khởi kiện…
Về tòa án có thẩm quyền nhận đơn khởi kiện
Cần xác định đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự để tránh trường hợp phải chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền gây mất thời gian cho đương sự.
Về thời hiệu khởi kiện:
- Theo Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
- Pháp luật quy định thời hiệu để vừa bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, pháp nhân không bị xâm phạm vừa đảm bảo việc giải quyết vụ án dân sự được thuận lợi. Theo đó, Căn cứ theo các quy định của Bộ luật Dân sự, thời hiệu khởi kiện được tính như sau:
- 03 năm với tranh chấp về hợp đồng dân sự; Yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
- 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế với tranh chấp thừa kế liên quan đến động sản; 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế với tranh chấp thừa kế liên quan đến bất động sản;
- Ngoài ra, đối với yêu cầu xác nhận, bãi bỏ quyền thừa kế thì thời hiệu khởi kiện là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế; Với Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại thì thời hiệu khởi kiện là 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Nộp mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự ở cơ quan nào?
Các bước để xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể như sau:
Thẩm quyền chung (theo vụ việc)
Tòa án chỉ giải quyết những tranh chấp được quy định tại các Điều 26; Điều 28; Điều 30 và Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự là:
- Tranh chấp về dân sự thuần túy;
- Tranh chấp về hôn nhân và gia đình;
- Tranh chấp về kinh doanh, thương mại;
- Tranh chấp về lao động.
Khi có tranh chấp, cần phải xác định sự việc đó thuộc loại việc nào vì chỉ những tranh chấp thuộc các quy định trên thì mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nói chung.
Thẩm quyền theo cấp
Là việc xét xem vụ việc đó thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Trừ trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài. Theo Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp:
- Về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28;
- Về kinh doanh, thương mại tại khoản 1 Điều 30;
- Về lao động theo Điều 32;
- Về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết:
- Tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại có YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI (đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài);
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Thẩm quyền theo lãnh thổ
- Xét đối tượng tranh chấp: nếu là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản mới có thẩm quyền giải quyết;
- Xét sự thỏa thuận bằng văn bản của các đương sự: về việc yêu cầu Tòa án nơi cư trú làm việc, trụ sở của nguyên đơn giải quyết;
- Xét xem nguyên đơn có quyền tự mình chọn Tòa án trong một số trường hợp đặc biệt theo Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự không?
- Nếu đối tượng tranh chấp không là bất động sản và nguyên đơn, bị đơn không có thỏa thuận hoặc nguyên đơn không có quyền chọn Tòa án thì Tòa án nơi bị đơn cư trú sẽ có quyền giải quyết.
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là tư vấn pháp lý về Thời gian đăng ký nhãn hiệu, có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự được quy định như sau:
Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Như vậy, nếu bạn rút đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự, tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án. Chị bạn kia cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.
Căn cứ Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về gửi đơn khởi kiện đến Tòa án, khi bạn nộp đơn khởi kiện trực tiếp đến tòa án thì ngày khởi kiện là ngày bạn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án.
Căn cứ Khoản 2 Điều 74 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020 trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức đó được xác định như sau:
a) Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng;
Theo quy định như trên trường hợp công ty TNHH mà bạn khởi kiện giải thể thì thành viên công ty có trách nhiệm thừa kế nghĩa vụ tham gia tố tụng. Có nghĩa là, bạn vẫn có thể khởi kiện được.