Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu?

bởi Hương Giang
Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu

Nhãn hiệu là dấu hiệu đặc trưng của mỗi doanh nghiệp dùng để phân biệt hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp đó. Mỗi doanh nghiệp có nhãn hiệu khác nhau. Để được pháp luật bảo hộ nhãn hiệu thì doanh nghiệp cần phải tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy theo quy định, Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu? Có được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khi hết hiệu lực? Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu có giống nhau không? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Hiểu thế nào là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 (sau đây được gọi là Luật Sở hữu trí tuệ), nhãn hiệu được giải thích là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu?

Thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Theo quy định tại Điều 119 VBHN 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ, thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ bao gồm trình tự sau:

  • Bước 1: Thời gian thẩm định về hình thức. Với mục đích nhằm kiểm tra hình thức và cách thức trình bày các tài liệu trong đơn; kiểm tra tính pháp lý về chủ thể nộp đơn. Thời gian thẩm định về hình thức kéo dài 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Bước 2: Công bố đơn hợp lệ. Là bước để chủ thể nộp đơn có thể theo dõi quá trình thẩm định đơn. Thời hạn công bố đơn hợp lệ sẽ kéo dài trong khoảng 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ sau khi qua bước thẩm định về hình thức.
  • Bước 3: Thẩm định về nội dung. Là bước kiểm tra chi tiết; với mục đích đánh giá, đảm bảo nội dung nhãn hiệu không bị trùng với nhãn hiệu khác; không vi phạm điều cẩm của luật. Thời gian thẩm định về nội dung kéo dài 09 tháng kể từ ngày công bố đơn hợp lệ.

Tổng kết lại; thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ kéo dài khoảng 12 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định tại Điều 52 VBHN 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ; thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ trong 15 ngày kể từ ngày nhận đơn hợp lệ. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả; Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả; quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Thời gian cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Thời gian cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể được hiểu là tổng thời gian cần có để yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Theo đó; thời gian này sẽ tính từ khi chủ thể nộp đơn nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thời hạn này sẽ được tính từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhận được đơn yêu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Theo đó; thời gian cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ là 12 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Không đăng ký nhãn hiệu nổi tiếng có được bảo hộ hay không?

Về vấn đề này thì tại Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định như sau:

Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;

Như vậy, theo quy định này thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký bạn nhé.

Có được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khi hết hiệu lực?

Tại Luật sở hữu trí tuệ 2005 có quy định:

Điều 93. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ

– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
….
Điều 94. Duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ

– Để gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.

– Mức lệ phí và thủ tục duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ do Chính phủ quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong thời hạn mười năm kể từ ngày nộp đơn. Khi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực theo quy định thì vẫn được gia hạn nhiều lần và mỗi lần mười năm. Để gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực thì chủ sở hữu phải nộp lệ phí theo quy định.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu
Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu có giống nhau không?

Tại Khoản 16 và Khoản 20 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 có quy định:

– Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

– Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Tại Khoản 6 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Còn đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì tại Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ 2005 các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:

1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Thời hạn với nhãn hiệu nổi tiếng là đến khi nhãn hiệu này không còn đáp ứng được các tiêu chí đánh giá trên. Qua đó cho thấy, về thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu là không giống nhau.

Sử dụng trái phép logo, nhãn hiệu của người khác thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Khoản 1, Khoản 11 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:

a) Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp; (sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP)

b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.

11. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

Như vậy, tùy thuộc vào mức độ vi phạm và ảnh hưởng đến chủ sỡ hữu mà có hình phạt và mức xử phạt thích hợp.

Video Luật sư X giải đáp về thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là tư vấn pháp lý về dịch vụ làm thủ tục xin kết hôn với người Đài Loan, có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn trong bao lâu?

Tại Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, có quy định hiệu lực của văn bằng bảo hộ, như sau:
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần gia hạn 10 năm.

Rút đơn đăng ký nhãn hiệu có được hoàn lại tiền phí không?

Khoản 2 Điều 116 Luật này có quy định về rút đơn đăng ký sở hữu công nghiệp như sau:
Từ thời điểm người nộp đơn tuyên bố rút đơn, mọi thủ tục tiếp theo liên quan đến đơn đó sẽ bị chấm dứt; các khoản phí, lệ phí đã nộp liên quan đến những thủ tục chưa bắt đầu tiến hành được hoàn trả theo yêu cầu của người nộp đơn.
Như vậy khi có yêu cầu của người nộp đơn thì sẽ được hoàn trả các khoản phí, lệ phí đã nộp trong trường hợp những thủ tục chưa bắt đầu tiến hành. Nếu như đã tiến hành thủ tục thì sẽ không được hoàn trả hoặc người nộp đơn không yêu cầu thì cũng không được hoàn trả.

Không sử dụng nhãn hiệu 2 năm có bị chấm dứt hiệu lực không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 136 Luật sở hữu trí tuệ 2005, nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ như sau:
“Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực.”
Theo thông tin bạn cung cấp thì công ty của bạn không sử dụng nhãn hiệu nước ngọt “Thanh thanh” 02 năm, như vậy theo quy định tại Điều luật trên thì bây giờ công ty bạn vẫn được sử dụng nhãn hiệu đó để sản xuất mặt hàng nước ngọt đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm