Trên thực tế, ta thấy có không ít trường hợp cá nhân sử dụng tài sản công hoặc sử dụng tài sản của người khác một cách trái phép nhằm mục đích vụ lợi. Đây là hành vi rất đáng lên án và phải được xử phạt một cách nghiêm minh. Vậy, tội sử dụng trái phép tài sản bị phạt tù bao nhiêu năm theo quy định hiện hành? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự 2015
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Thế nào là sử dụng trái phép tài sản?
Trong cuộc sống chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác như:
– Tiêu tiền do người khác chuyển khoản nhầm;
– Sử dụng xe cơ quan để chở khách ngoài kiếm thêm tiền;
– Kế toán tự ý lấy tiền của công ty đi làm việc riêng…
Mặc dù Bộ luật Hình sự hiện nay không giải thích cụ thể thế nào là sử dụng trái phép tài sản, tuy nhiên căn cứ vào các ví dụ nêu trên có thể hiểu đây là hành vi sử dụng tài sản một cách trái phép, nhằm mục đích khai thác lợi ích tài sản một cách trái phép.
Theo đó, trước hết người phạm tội này phải tìm cách chiếm hữu được tài sản, việc chiếm hữu tài sản có thể được thực hiện một cách công khai hợp pháp hoặc lén lút.
Tóm lại, điểm nổi bật của hành vi sử dụng trái phép tài sản là hành vi chiếm hữu tài sản nhằm mục đích vụ lợi chứ không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
Tội sử dụng trái phép tài sản bị phạt tù bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 177 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội sử dụng trái phép tài sản như sau:
“Điều 177. Tội sử dụng trái phép tài sản
1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 219, Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Tài sản là bảo vật quốc gia;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.“
Như vậy, tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà người phạm tội sử dụng trái phép tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với 03 khung hình phạt sau đây:
Khung 1: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
– Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015 và Điều 220 Bộ luật Hình sự 2015.
Khung 2: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
– Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
– Tài sản là bảo vật quốc gia;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
– Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3: Phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Xử phạt hành chính hành vi sử dụng trái phép tài sản
Trường hợp chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi sử dụng trái phép tài sản có thể bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng (theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Đồng thời, bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép.
Cụ thể:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.“
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Năm 2023 tội sử dụng trái phép tài sản bị phạt tù bao nhiêu năm?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Đổi tên căn cước công dân Bắc Giang. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mượn tài sản của người khác mà không trả có bị phạt tù?
- Hành vi lừa “tuyển mẫu nhí” để chiếm đoạt tài sản
- Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Sử dụng tiền do người khác chuyển nhầm vào tài khoản là hành vi sử dụng, chiếm giữ trái phép tài sản của người khác. Trong đó, nếu số tiền bị chiếm giữ trái phép dưới 10 triệu đồng, người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị phạt hành chính.
Cụ thể, theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi sử dụng, chiếm giữ trái phép tài sản của người khác có thể bị phạt hành chính từ 03 – 05 triệu đồng.
Ngoài quy định về xử phạt hành chính, hành vi tiêu tiền do người khác chuyển nhầm vào tài khoản còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ vào Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
“Điều 9. Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.“
Như vậy, tùy theo khung hình phạt được áp dụng mà người phạm tội sẽ được xếp vào các loại tội phạm khác nhau.