Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bảo hiểm bắt buộc mà mỗi chủ xe máy đều cần phải mang đi khi lưu thông trên đường. Nhiều người mua bảo hiểm nhưng lại chưa bao giờ thấy tác dụng của nó, vì vậy với bài viết này Luật sư X xin hướng dẫn cách nhận bảo hiểm xe máy.
Căn cứ pháp lý:
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Thông tư 22/2016/TT-BTC
Tại sao phải mua bảo hiểm xe máy
Bảo hiểm xe máy là một trong những loại giấy tờ cần thiết mà người điều khiển phải cần đi đường, bao gồm theo điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008:
Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Như vậy, bảo hiểm lại bắt buộc phải mua, “thích cũng mua mà không thích cũng phải mua”.
Tuy nhiên ý nghĩa thực sự của bảo hiểm bắt buộc này là gì?
Bảo hiểm bắt buộc có lợi ích gì?
Ý nghĩa của bảo hiểm bắt buộc xe máy là dựa trên nguyên tắc: “Lấy số đông bù cho số ít kém may mắn”.
Trong trường hợp có tai nạn xảy ra; các công ty bảo hiểm sẽ sử dụng số tiền bảo hiểm thu được từ số đông; để bồi thường cho số ít người bị tai nạn. Điều đó giúp cho một số người vì một lý do nào đó gây tai nạn không phải bỏ trốn, có trách nhiệm với tai nạn đã xảy ra theo mức trách nhiệm của bảo hiểm đã tham gia, và không bị truy cứu hình sự vì mất khả năng bồi thường cho chủ thể khác. Điều này có nghĩa; khi không may bản thân gây ra tai nạn:
Ví dụ như đâm vào một chiếc ô tô gây thiệt hại; chúng ta không phải là người đứng ra đền cho chủ xe ô tô; mà sẽ có một đơn vị bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường trong giới hạn ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm; đó là:
- Đối với người là 100 triệu đồng/ vụ tai nạn;
- Đối với tài sản là 50 triệu đồng/ vụ tai nạn.
Đối với thiệt hại về người; trong trường hợp nạn nhân chết hoặc sống thực vật sẽ được bảo hiểm đền bù 100 triệu. Trường hợp thương tích sẽ được giám định ra tỉ lệ được quy định tại Thông tư 22/2016/TT-BTC để xét mức bồi thường. Đối với thiệt hại về tài sản; giá trị bảo hiểm bồi thường cao nhất là 50 triệu đồng/ vụ. Sau khi xảy ra tai nạn; thì chủ xe có thể đưa xe để sửa chữa tại GARA; tuy nhiên sau đó thì đơn vị bảo hiểm sẽ định giá và đưa ra mức bồi thường phù hợp với giá trị thị trường (để không bị kênh giá, gây tổn hại đến quỹ bảo hiểm).
Hướng dẫn cách nhận bảo hiểm xe máy
Chắc hẳn nhiều người sẽ không tin rằng việc mua bảo hiểm bắt buộc sẽ được cơ quan bảo hiểm bảo hộ như vậy; vì trên thực tế rất hiếm gặp, đúng chứ? Trên thực tế; việc nhận bảo hiểm xe máy cũng khá đơn giản bằng cách khi xảy ra tai nạn, va chạ; và muốn cơ quan bảo hiểm can thiệp; thì các bạn chỉ cần lật trang sau cùng của tờ “Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe máy” sẽ có một bản hướng dẫn chi tiết.
Thông thường chỉ cần nhắc máy và gọi đến một số máy hotline của bộ phận chăm sóc khách hàng; để họ thu nhập thông tin và xử lý.
Ví dụ; đối với đơn vị bảo hiểm hưu điện PTI thì số máy sẽ là: 1900 545475. Trong thời gian từ 30 phút đến 1 giờ kể từ khi nhận được cuộc gọi; thì sẽ có nhân viên hỗ trợ gọi điện lại để hướng dẫn các bác về thành phần hồ sơ và thủ tục được quy định tại Điều 14 thông tư 22/2016/TT-BTC, cụ thể:
Điều 14. Hồ sơ bồi thường Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với chủ xe cơ giới, người bị thiệt hại, cơ quan công an và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác để thu thập các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn giao thông để lập Hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bao gồm các tài liệu sau:
1. Tài liệu liên quan đến xe, lái xe (Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính):
a) Giấy đăng ký xe.
b) Giấy phép lái xe.
c) Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tuỳ thân khác của lái xe.
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm.
2. Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm), tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
a) Giấy chứng thương.
b) Giấy ra viện.
c) Giấy chứng nhận phẫu thuật.
d) Hồ sơ bệnh án.
đ) Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong).
3. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản:
a) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra do chủ xe thực hiện tại các cơ sở do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc được sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm.
b) Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
4. Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn (trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều này):
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn.
b) Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có).
c) Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn.
d) Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông.
đ) Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).
5. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền không có các tài liệu quy định tại Khoản 4 Điều này và thiệt hại xảy ra ước tính dưới 10 triệu đồng, hồ sơ bồi thường phải có các tài liệu quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này và các tài liệu sau:
a) Biên bản xác minh vụ tai nạn giữa doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe cơ giới có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi xảy ra tai nạn. Biên bản xác minh vụ tai nạn phải có các nội dung sau:
– Thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn;
– Thông tin do chủ xe cơ giới hoặc lái xe gây tai nạn, nạn nhân hoặc đại diện của nạn nhân, các nhân chứng tại địa điểm xảy ra tai nạn (nếu có) cung cấp. Các đối tượng cung cấp thông tin phải ghi rõ họ tên, số chứng minh thư, địa chỉ;
– Mô tả hiện trường vụ tai nạn và thiệt hại của phương tiện bị tai nạn (kèm theo bản vẽ, bản ảnh).
b) Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
c) Các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).
Các bạn cũng không cần thiết phải nhớ những thông tin này; vì những nhân viên hỗ trợ của hãng bảo hiểm sẽ giúp bạn. Hãy lưu ý về thời gian để đủ điều kiện nhận bảo hiểm xe máy:
Trong thời gian 1 năm kể từ ngày xảy ra va chạm, tai nạn; thì các bạn sẽ phải có nghĩa vụ thông báo tới cơ quan bảo hiểm nếu muốn được hỗ trợ.
Nguyên nhân ít thấy người nhận bảo hiểm xe máy
Thủ tục nhận bảo hiểm xe máy có vẻ khá đơn giản; tuy nhiên trên thực tế ít thấy ai được nhận bảo hiểm; vì sao? Sẽ có hai lý do chính dẫn đến việc không “thấy” nhận bảo hiểm xe máy:
- Lý do thứ nhất: Số người nhận bảo hiểm, gây tai nạn được bảo hiểm hỗ trợ ít. Một phần do số người gặp rủi ro lúc nào cũng ít hơn số người lưu thông bình thường trên đường (đâu phải cứ nhận bảo hiểm sẽ lên tivi để thông báo đâu – đúng không?); một phần do gây tai nạn nhưng không có hoặc không liên hệ cơ quan bảo hiểm.
- Lý do thứ hai: Biên bản hiện trường của công an là tài liệu bắt buộc để được hỗ trợ bảo hiểm; tuy nhiên khi xảy ra một vụ tai nạn mà bản thân là người sai; thì ít ai dám chủ động gọi công an giải quyết; vì như vậy rất dễ bị phạt hành chính vì vi phạm luật giao thông; thêm nữa là việc điều tra giải quyết khiến chủ phương tiện đối mặt với các rủi ro khác nữa (ví dụ bị phạt hiện thêm lỗi vi phạm, thu giữ phương tiện …).
Như vậy; chúng ta mua bảo hiểm; thì sẽ có quyền yêu cầu cơ quan bảo hiểm thực hiện nhiệm vụ. Nhưng hãy cân nhắc tùy vào trường hợp đang gặp phải nhé!
Câu hỏi thường gặp
Ý nghĩa của bảo hiểm bắt buộc xe máy là dựa trên nguyên tắc: “Lấy số đông bù cho số ít kém may mắn”.
Trong trường hợp có tai nạn xảy ra; các công ty bảo hiểm sẽ sử dụng số tiền bảo hiểm thu được từ số đông; để bồi thường cho số ít người bị tai nạn. Điều đó giúp cho một số người vì một lý do nào đó gây tai nạn không phải bỏ trốn, có trách nhiệm với tai nạn đã xảy ra theo mức trách nhiệm của bảo hiểm đã tham gia, và không bị truy cứu hình sự vì mất khả năng bồi thường cho chủ thể khác.
Cần phải có các loại giấy tờ sau: Đăng ký xe; Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn; Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có); Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn; Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông; Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về:
Hướng dẫn cách nhận bảo hiểm xe máy?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:
Hotline: 0833102102
Xem thêm: Hành vi làm giả giấy đi đường bị xử phạt như thế nào?