Tòa án binh là gì? Tòa án quân sự khác biệt như thế nào so với Tòa án nhân dân. Hãy tham khảo bài viết này của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý:
- Pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự 1985;
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
- Bộ luật hình sự 2015;
Nội dung tư vấn
Tòa án binh là gì?
Tòa án binh là một loại hình tòa án đặc biệt có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Tòa án binh bắt đầu được tổ chức để đảm nhiệm công năng xét xử trong quân đội từ sau ngày Toàn quốc kháng chiến năm 1946. Hình thức này tương tự với nhiều quốc gia trên thế giới, đối với những vi phạm pháp luật trong lực lượng quân đội thì sẽ được phân cấp giải quyết bởi tòa án binh thay vì những tòa án nhân dân thông thường. Mặt khác thì Tòa án binh cũng trực thuộc Bộ quốc phòng thay vì là Tòa án nhân dân tối cao.
Tòa án binh chính thức được đổi tên thành tòa án quân sự sau khi ban hành Hiến pháp năm 1959.
Khi nào thì xét xử ở tòa án binh?
- Bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện; kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện.
- Vụ án hình sự liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
- Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật
Thẩm quyền xét xử của tòa án binh
Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự được quy định tại Chương XXI Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
- Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện; kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện.
- Phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;
- Vụ án hình sự mà liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
- Vụ án hình sự mà gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân
- Vụ án hình sự mà phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.
- Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.
Thẩm quyền xét xử của tòa án binh khi bị cáo phạm nhiều tội
Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự Khi vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện:
- Trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; Tòa án nhân dân xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;
- Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.
Có thể thấy, những vụ án do quân nhân phạm tội hoặc bất cứ người nào có hành vi phạm tội làm thiệt hại đến quân đội thì đều thuộc thẩm quyền của Tòa án quận sự. Ví dụ: Xe biển đỏ (xe quân đội) lưu thông nhưng gây tai nạn trên đường phố hoặc hành vi trộm cắp của quân nhân khi đang tại ngũ…
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng bài viết này sẽ có ích đối với độc giả.
Liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tố tụng: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Tòa án binh là một loại hình tòa án đặc biệt có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Tòa án binh bắt đầu được tổ chức để đảm nhiệm công năng xét xử trong quân đội từ sau ngày Toàn quốc kháng chiến năm 1946. Hình thức này tương tự với nhiều quốc gia trên thế giới, đối với những vi phạm pháp luật trong lực lượng quân đội thì sẽ được phân cấp giải quyết bởi tòa án binh thay vì những tòa án nhân dân thông thường. Mặt khác thì Tòa án binh cũng trực thuộc Bộ quốc phòng thay vì là Tòa án nhân dân tối cao.
Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự được quy định tại Chương XXI Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện; kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện.
Phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;
Vụ án hình sự mà liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Vụ án hình sự mà gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân
Vụ án hình sự mà phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.
Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.
Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự Khi vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện:
Trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; Tòa án nhân dân xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;
Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.
Có thể thấy, những vụ án do quân nhân phạm tội hoặc bất cứ người nào có hành vi phạm tội làm thiệt hại đến quân đội thì đều thuộc thẩm quyền của Tòa án quận sự. Ví dụ: Xe biển đỏ (xe quân đội) lưu thông nhưng gây tai nạn trên đường phố hoặc hành vi trộm cắp của quân nhân khi đang tại ngũ…