Luật Giao thông đường bộ 2008 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008; Đạo luật này quy định các quy tắc giao thông đường bộ; các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ. Tuy nhiên nhiều người tham gia giao thông đường bộ vẫn chưa nắm rõ. Vậy Luật giao thông đường bộ 2008 (23/2008/QH12) gồm có những quy định gì?
Tại bài viết dưới đây, Luật sư X giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết “Luật giao thông đường bộ 2008 (23/2008/QH12)”. Hi vọng bài viết sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích.
Cơ sở pháp lý
- Luật giao thông đường bộ 2008
Tóm tắt bố cục của Luật giao thông đường bộ 2008 (23/2008/QH12)
Chương I. Những quy định chung, gồm 8 điều (từ Điều 1 đến Điều 8);
Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh là quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
Luật giải thích về các khái niệm: đường bộ gồm đường, cầu đường bộ,hầm đường bộ, bến phà đường bộ; công trình đường bộ, đường bố, phần đường; làn đường; đường cao tốc; đường chính; phương tiện giao thông đường bộ
Nguyên tắc hoạt động của giao thông đường bộ gồm: phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp; Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Quy hoạch giao thông vận tại đường bộ là quy hoạch lĩnh vực chuyên ngành, gồm quy hoạch kết cấu hạ tầng, quy hoạch phương tiện giao thông và vận tải đường bộ; được lập cho ít nhất 10 năm và định hướng phát triển cho ít nhất 10 năm tiếp theo; Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch theo thẩm quyền; Quy hoạch các công trình kỹ thuật hạ tầng khác phải phù hợp, đồng bộ với quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật giao thông đường bộ được quy định tại Điều 8 gồm 23 khoản như phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ; biều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở; bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn;…
Chương II. Quy tắc giao thông đường bộ, gồm 30 điều (từ Điều 9 đến Điều 38)
Chương này quy định về quy tắc giao thông đường bộ (gồm hệ thống báo hiệu đường bộ; chấp hành báo hiệu đường bộ; tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe; sử dụng làn đường; vượt xe; chuyển hướng xe; lùi xe; tránh xe đi ngược chiều; dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đường phố; xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ; trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng; quyền ưu tiên của một số loại xe; qua phà, qua cầu phao; nhường đường tại nơi đường giao nhau; đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt; giao thông trên đường cao tốc, giao thông trong hầm đường bộ; tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ; xe kéo xe và xe kéo rơ-moóc; người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp, xe thô sơ khác; người đi bộ, người tàn tật, người già yếu tham gia giao thông; người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ và các hoạt động khác trên đường bộ; sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố; tổ chức giao thông và điều khiển giao thông, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông).
So với Luật năm 2001, Luật giao thông đường bộ bổ sung một số quy định về độ tuổi của trẻ em được chở thêm trên xe mô tô, xe gắn máy là dưới 14 tuổi và xe đạp là dưới 7 tuổi (Luật năm 2001 không quy định độ tuổi cụ thể). Điểm đáng chú ý trong Chương này là ngoài quy định người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách, Luật giao thông đường bộ còn bổ sung quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy.
Chương III. Về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, gồm 14 điều (từ Điều 39 đến Điều 52)
- Phân loại đường bộ, mạng lưới đườngbộ được chia thành sáu hệ thống,gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng.
- Đặt tên, số hiệu đường bộ;
- Tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ: Đường bộ được chia theo cấp kỹ thuật gồm đường cao tốc và các cấp kỹ thuật khác.
- Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định và quản lý quỹ đất dành cho dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy hoạch
- Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
- Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trong đó có người đi bộ và người khuyết tật.
- Công trình báo hiệu đường bộ gồm: đèn tín hiệu giao thông, cọc tiêu, rào chắn hoặc tường bảo vệ, vạch kẻ đường, cột cây số,…
- Đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Đầu tư xây dựng là việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Thi công công trình trên đường bộ đang khai thác
- Quản lý, bảo trì đường bộ; nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ;
- Xây dựng đoạn đường giao nhau cùng mức giữa đường bộ với đường sắt; bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ; bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Tiếp theo luật quy định về các phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm về điều kiện tham gia giao thông đường bộ của các loại phương tiện (xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng). Điều kiện tham gia của xe cơ giới gồm xe ô tô, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy. Cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới; bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ.
Về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thì bao gồm các quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông; giấy phép lái xe thì có các loại giấy phép lái xe khác nhau với từng loại xe; tuổi và sức khỏe của người lái xe được quy định tại Điều 60, theo đó, độ tuổi được phân theo dung tích xi lanh; đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe; điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông; điều kiện của người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông.
Chương IV. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ, gồm 5 điều (từ Điều 53 đến Điều 57)
Chương này quy định về điều kiện tham gia giao thông đường bộ của các loại phương tiện (xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng); cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới; bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ.
So với Luật năm 2001, Chương này được sửa đổi một số nội dung cho phù hợp với Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Bên cạnh đó, để phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO và một số Hiệp định Việt Nam đã ký kết cho phép xe tay lái bên phải của một số nước vào Việt Nam, đồng thời để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của phát triển du lịch, Luật giao thông đường bộ cũng bổ sung quy định về việc cho phép xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ. Trong Nghị định của Chính phủ sẽ quy định chi tiết các trường hợp cho phép xe ô tô có tay lái bên phải của các nước được vào Việt Nam. Luật năm 2001 không giao thẩm quyền này cho Chính phủ nên cơ quan có thẩm quyền cho phép xe ô tô có tay lái bên phải của các nước được vào Việt Nam là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, vì vậy thủ tục xin phép phải mất nhiều thời gian. Với quy định mới giao quyền cho Chính phủ sẽ tạo sự linh hoạt, thuận lợi hơn trong tiến hành các thủ tục để cho phép xe ô tô có tay lái bên phải (chủ yếu là xe du lịch) của các nước được vào Việt Nam, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, cải cách thủ tục hành chính .
Nhằm tạo sự thống nhất trong công tác quản lý các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, nâng cao vai trò của Bộ quản lý chuyên ngành, Luật giao thông đường bộ cũng giao thẩm quyền quy định và tổ chức việc thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ giới cho Bộ Công an, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng cho Bộ Giao thông vận tải, bảo đảm nguyên tắc cơ quan nào cấp thì cơ quan đó thu hồi.
Chương V. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ,gồm 6 điều (từ Điều 58 đến Điều 63)
Chương này quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông; giấy phép lái xe; tuổi và sức khỏe của người lái xe; đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe; điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông; điều kiện của người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông.
Người lái xe phải mang Đăng ký xe, Giấy phép lái xe (đối với người điều khiển xe ô tô, xe mô tô), Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với người điều khiển xe ô tô), Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Người điều khiển xe máy chuyên dùng phải mang theo Đăng ký xe, Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Quy định này nhằm tăng cường kiểm soát sự tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông, bảo đảm các quy định của pháp luật được thực hiện nghiêm túc.
Đối với quy định về người lái xe, Luật giao thông đường bộ quy định nâng độ tuổi tối thiểu của người lái xe ô tô chở người từ 10-30 chỗ ngồi tăng từ 21 tuổi (theo Luật năm 2001) lên là 24 tuổi, tuổi tối thiểu của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi tăng từ 25 tuổi (theo Luật năm 2001) lên là 27 tuổi và quy định nâng hạng giấy phép lái xe đối với người lái xe tải kéo sơ mi rơ mooc, nâng từ giấy phép lái xe hạng C (21 tuổi) lên giấy phép lái xe hạng FC (24 tuổi).
Chương VI. Vận tải đường bộ,gồm 20 điều (từ Điều 64 đến Điều 83)
Luật Giao thông đường bộ 2008 đã phân biệt, làm rõ hoạt động vận tải đường bộ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ so với Luật Giao thông đường bộ năm 2001, do đó chia Chương này thành 2 Mục:
Mục 1. Hoạt động vận tải đường bộ quy định về hoạt động vận tải đường bộ; thời gian làm việc của người lái xe ôtô; kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; vận tải hành khách bằng xe ô tô; quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách; trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên ô tô vận tải hành khách; quyền và nghĩa vụ của hành khách; vận tải hàng hóa bằng xe ô tô; quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa, người thuê vận tải hàng hoá, người nhận hàng; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; vận chuyển động vật sống; vận chuyển hàng nguy hiểm; hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị; vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự; vận tải đa phương thức;
Mục 2. Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ quy định dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; tổ chức và hoạt động của bến xe ô tô, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ.
Quy định như vậy tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước đối với hai loại hình dịch vụ này.
Chương VII. Quản lý nhà nước, gồm 4 điều (từ Điều 84 đến Điều 87)
Chương này quy định nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường bộ; trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông đường bộ; thanh tra đường bộ; tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ.
Luật giao thông đường bộ cũng quy định bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra đường bộ để nâng cao vai trò, hiệu quả của lực lượng thanh tra, kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật như“được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình giao thông”, “ phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ; bến xe, bãi đỗ xe; trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe và tại cơ sở kinh doanh vận tải”… So với Luật năm 2001, Luật giao thông đường bộ đã bỏ khái niệm “giao thông tĩnh” vì khái niệm này không bao quát hết được phạm vi hoạt động của thanh tra đường bộ (ví dụ còn hoạt động thanh tra việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải), Luật giao thông đường bộ quy định theo hướngliệt kê cụ thể để làm rõ phạm vi hoạt động của thanh tra đường bộ.
Điểm đáng chú ý trong Chương này quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết theo quy định của Chính phủ. Quy định này xuất phát từ yêu cầu thực tế, khi tình hình an toàn giao thông diễn biến phức tạp, lực lượng cảnh sát giao thông còn mỏng, yêu cầu bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn đòi hỏi ngày càng cao, việc huy động các lực lượng khác tham gia hỗ trợ cảnh sát giao thông là cần thiết.
Chương VIII. Điều khoản thi hành, gồm 2 điều (Điều 88, Điều 89)
Chương này quy định về hiệu lực thi hành của Luật và quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật. Luật GTĐB có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009 và thay thế Luật giao thông đường bộ ngày 29/6/2001.
Luật giao thông đường bộ 2008 (23/2008/QH12)
Những điểm mới của Luật giao thông đường bộ 2008 so với Luật giao thông đường bộ 2001
a/ Kiểm soát chặt hơn đối với người sử dụng rượu bia tham gia giao thông
Tại Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2001 có quy định các hành vi bị cấm khi tham gia giao thông, trong đó khoản 8 có quy định: Cấm Người lái xe đang điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1lít khí thở.
Luật năm 2001 quy định khá chung chung về vấn đề nồng độ cồn. Vì vậy, khi ban hành Luật giao thông đường bộ 2008, vấn đề nồng độ cồn được quy định chặt chẽ hơn. Luật GTĐB 2008 đã tiến hành phân luồng đối tượng điều khiển phương tiện giao thông. Theo đó, cấm các đối tượng điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; cấm các đối tượng điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Ngoài ra, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định rõ ràng là cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong cơ thể có chất ma túy.
b/ Quy định các loại giấy tờ phải mang theo khi tham gia giao thông
Luật GTĐB 2001 chỉ quy định người tham gia giao thông phải đem theo giấy phép lái xe phù hợp với phương tiện mình điều khiển. Đến Luật giao thông đường bộ 2008, các loại giấy tờ phải đem theo khi tham gia giao thông đã tăng lên 4 loại bao gồm:
- Đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe phù hợp với phương tiện mình điều khiển;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.
c/ Tăng quyền cho cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông
Điều 86 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: trong trường hợp cấp thiết, thanh tra giao thông được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình đường bộ để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó.
Điều này không được quy định trong Luật Luật giao thông đường bộ 2001 nên dẫn đến việc nhiều trường hợp cảnh sát giao thông không thể dừng xe của người điều khiển phương tiện, gây ra những thiệt hại đối với các công trình đường bộ.
Ngoài ra, theo Luật giao thông đường bộ năm 2008, cảnh sát giao thông có quyền phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ. Thêm vào đó Quốc hội cũng giao quyền cho Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
Đảm bảo an toàn cho người đi bộ và người khuyết tật
Theo Luật giao thông đường bộ 2008, công trình giao thông đường bộ xây dựng mớiphải đảm bảo an toàn cho người đi bộ và người khuyết tật. Đường bộ đô thị phải có hè phố, cầu vượt, hầm chui và các giải pháp tổ chức giao thông cho người đi bộ, người khuyết tật đi lại.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn thuận tình ly hôn theo quy định hiện hành năm 2023
- Thủ tục nhập học trường mầm non công lập trái tuyến năm 2023
- Thủ tục trích lục sổ hộ khẩu trọn gói, giá rẻ năm 2022
- Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài năm 2023
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Luật giao thông đường bộ 2008 (23/2008/QH12)” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.
– Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
Điều 4 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ như sau:
1. Hoạt động giao thông đường bộ phải đảm bảo thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
2. Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác
3. Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành và chính quyền địa phương các cấp.
4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
– Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.
– Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
– Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.