Gần đây có rất nhiều trường hợp người dân khi bị CSGT dừng phương tiện để kiểm tra, xử lý thì thường yêu cầu CSGT phải cho xem chuyên đề, kế hoạch. Vậy người dân có được xem chuyên đề của CSGT không? Nếu được xem thì xem ở đâu? Hãy cùng luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
- Thông tư 65/2020/TT-BCA ngày 19/6/2020 của Bộ công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông;
- Thông tư 67/2019/TT-BCA ngày 28/11/2019 của Bộ công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Nội dung tư vấn:
1. Chuyên đề của CSGT là gì?
Chuyên đề là kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của cảnh sát giao thông do Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông, Giám đốc Công an cấp tỉnh ban hành.
2. Người dân có được xem chuyên đề của CSGT không?
Theo điểm d Khoản 1 Điều h Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về nội dung công khai của công an nhân dân trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông thì Chuyên đề của CSGT sẽ được công khai.
“d) Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, gồm các nội dung cụ thể sau: Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện;”
Như vậy, Chuyên đề của của cảnh sát giao thông sẽ được công khai. Do đó, người dân có thể được xem chuyên đề của cảnh sát giao thông. Tuy nhiên, không phải người dân được phép yêu cầu xem bất cứ ở đâu. Thông tư 67/2019/TT-BCA cũng quy định cụ thể các nguồn mà người dân được quyền xem chuyên đề.
3. Xem chuyên đề của CSGT ở đâu?
Theo Điều 6 Thông tư 67/2019/TT-BCA thì người dân được xem chuyên đề của cảnh sát giao thông qua 5 nguồn sau đây:
- Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.
- Công báo.
- Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an.
- Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người dân chỉ được phép xem chuyên đề của cảnh sát giao thông qua 5 nguồn trên, không được trực tiếp xem chuyên đề của cảnh sát giao thông khi cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ.
4. Cố tình không hợp tác, cản trở CSGT xử lý thế nào?
- Theo quy định tại Điều 16 thông tư 65/2020/TT-BCA thì dù không phát hiện vi phạm nhưng cảnh sát giao thông vẫn được quyền dừng xe thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Nếu chống đối không xuất trình giấy tờ làm cản trở công an giao thông làm nhiệm vụ thì có thể xử phạt hành chính theo Khoản 9 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“9. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 9, điểm b, điểm d khoản 10 Điều 5; điểm g, điểm i khoản 8, khoản 9 Điều 6; điểm b, điểm d khoản 9 Điều 7; điểm d khoản 4 Điều 8; điểm b khoản 6 Điều 33 Nghị định này.”
Bài viết trên đây của luật sư X đã giải đáp thắc mắc về người dân có được xem chuyên đề của CSGT không. Luật sư X rất mong bài viết có ích cho bạn!
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Địa điểm tiếp công dân ở đâu?” answer-0=”Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật tiếp công dân năm 2013 thì nơi tiếp công dân gồm: Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân hoặc nơi làm việc khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân bố trí và phải được thông báo công khai hoặc thông báo trước cho người được tiếp.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Nhờ người thân nộp phạt vi phạm giao thông được không?” answer-1=”Trong trường hợp không thể trực tiếp đến giải quyết vi phạm, người vi phạm có thể ủy quyền cho người khác. Tuy nhiên, người được ủy quyền cần có văn bản ủy quyền có xác nhận của UBND cấp xã nơi họ cư trú hoặc phải được công chứng theo quy định của pháp luật. (Điều 138 BLDS 2015)” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Có được ghi hình CSGT khi đang làm nhiệm vụ không?” answer-2=”Theo quy định tại Khoản 5 Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA thì người dân có thể giám sát CSGT khi làm nhiệm vụ Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau: a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ; b) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông); c) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.” image-2=”” headline-3=”h4″ question-3=”CSGT được dừng xe để kiểm soát khi nào?” answer-3=”Theo Khoản 1 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA thì CSGT được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau: “1. Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau: a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác; b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; d) Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.” ” image-3=”” count=”4″ html=”true” css_class=””]