Quy định về người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

bởi

Trong Tố tụng Hình sự thì người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, bị can, bị cáo,… đóng một vai trò hết sức quan trọng nhưng liệu bạn đó có thể là ai không?

LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Có nhiều người có thể bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thay cho bạn nhưng chính bạn cũng có thể tự mình làm điều đó.

Có thể tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác

Các căn cứ chứng minh:

  • Điểm e Khoản 1 Điều 57: Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền “tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình”
  • Điểm g Khoản 1 Điều 58: Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt có quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa”
  • Điểm d Khoản 1 Điều 59: Người bị tạm giữ có quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa
  • Điểm h Khoản 2 Điều 60: Bị can có quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa
  • Điểm g Khoản 2 Điều 61: Bị cáo có quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa”
  • Điểm i Khoản 2 Điều 62: Bị hại có quyền “tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình”
  • Điểm i Khoản 2 Điều 63, 64: Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền “tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình”
  • Điểm đ Khoản 2 Điều 65: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có quyền “tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình”

Theo đó nếu bạn là người có kiến thức về pháp luật cũng như có một khả năng hùng biện và thuyết phục người khác thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn việc tự bào chữa; tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình như Hoa hậu Phương Nga nổi tiếng trong vụ án với đại gia Cao Toàn Mỹ.

Người bào chữa

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 72 thì người bào chữa bảo về quyền và lợi ích hợp pháp có thể là:

  • Luật sư;
  • Người đại diện của người bị buộc tội;
  • Bào chữa viên nhân dân;
  • Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Bào chữa viên nhân dân

Người đại diện của người bị buộc tội có thể là người từ đủ 18 tuổi trở lên mà không cần bằng cấp về luật. Bào chữa viên nhân dân theo Khoản 3 Điều 72 là :

“3. Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.”

Trợ giúp viên pháp lý

Trợ giúp viên pháp lý là những người được Sở Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề để trợ giúp cho những người thuộc các trường hợp tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017. Ngoài ra theo Khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì những người sau không được bào chữa:

  • Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
  • Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng; người giám định; người định giá tài sản; người phiên dịch; người dịch thuật;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người bị kết án mà chưa được xoá án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; cơ sở giáo dục bắt buộc.

Đồng thời tại Khoản 5 Điều này cũng quy định: “Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.”

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, bị hại, đương sự

Được quy định tại Điều 83, 84 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 gồm:

  • Luật sư;
  • Bào chữa viên nhân dân;
  • Người đại diện;
  • Trợ giúp viên pháp lý.

Pháp luật cho phép các cá nhân được tự do lựa chọn người để bào chữa, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp liên quan cho mình nhưng vì tính chất vụ án hình sự phức tạp, cần có kiến thức chuyên môn để thu thập chứng cứ, lập luận bào chữa và do các hình phạt mang tính răn đe cao.

Nên cách tốt nhất bạn hãy tìm đến những người có chứng chỉ chuyên môn như Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý.Bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ tranh tụng hình sự của chúng tôi.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ hôn nhân và gia đình tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Câu hỏi thường gặp

Ai được chọn người bào chữa?

người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn. Việc chọn người bào chữa được thực hiện theo quy định pháp luật.
Trong một số trường hợp đặc biệt, tòa án sẽ cử người bào chữa cho người bị buộc tội.

Cử nhân luật có được bào chữa cho bị cáo tại phiên toàn hình sự hay không?

Người được bào chữa tại phiên tòa: Luật sư;Người đại diện của người bị buộc tội;Bào chữa viên nhân dân;Trợ giúp viên pháp lý. Nếu cử nhân luật muốn bào chưa cho bị cáo tại phiên tòa hình sự, phải có tư cách thuộc 1 trong 4 đối tượng trên.
Đối với với trường hợp này, cử nhân luật có thể bào chưa với tư cách là người đại diện của người bị buộc tội; bào chữa viên nhân dân.

Ai có quyền đề nghị thay đổi người bào chữa?

Khi người bào chữa không phù hợp thì những đối tượng sau đây được quyền đề nghị thay đổi:
– Người bị buộc tội.
– Người đại diện của người bị buộc tội.
– Người thân thích của người bị buộc tội.
– Kiểm sát viên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm