Ăn chặn tiền hỗ trợ dịch Covid của người dân bị xử phạt như thế nào?

bởi PhuongMai
Ăn chặn tiền hỗ trợ dịch Covid của người dân bị xử phạt như thế nào?

Do dịch bệnh đã diễn ra trong một thời gian dài nên; nhiều người dân bị ảnh hưởng một cách nặng nề. Để người dân có thể an tâm, chung sức cùng vượt qua đại dịch; nhiều khoản hỗ trợ đã được đưa ra và thực hiện trên phạm vi rộng. Để mỗi người dân đều có thể nhận được khoản trợ cấp; việc trợ cấp được giao cho những người quản lý từng khu vực để đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, một số người đã lợi dụng tình hình này để ăn chặn tiền hỗ trợ dịch Covid của người dân. Vậy hành vi ăn chặn tiền hỗ trợ dịch Covid của người dân bị xử phạt như thế nào?

“Tối 1/10, một nguồn tin cho biết; Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Bình Tân (TP.HCM) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can; lệnh khám xét đối với ông Phan Thanh Minh (Phó trưởng khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B) về tội Tham ô tài sản.Theo cảnh sát, ông Minh đã có hành vi ăn chặn tiền từ các gói hỗ trợ Covid-19 của Nhà nước cấp, phát cho người dân khó khăn ở khu phố này.Một số người dân cho biết từng đến trụ sở khu phố 2 để hỏi về gói hỗ trợ Covid-19. Tuy nhiên, họ thất vọng ra về vì không được nhận tiền.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Thế nào là hành vi ăn chặn tiền hỗ trợ dịch Covid của người dân?

Hành vi ăn chặn tiền hỗ trợ dịch Covid của người dân thường là hành vi của những người có quyền hạn trong việc phân phát tiền hỗ trợ người dân; lợi dụng trách nhiệm của mình; lấy đi tài sản của Nhà nước đang được chính người thực hiện hành vi vi phạm quản lý.

Xử lý hình sự đối với hành vi ăn chặn tiền hỗ trợ dịch Covid của người dân

Theo đó, hành vi ăn chặn tiền hỗ trợ dịch Covid của người dân có thể được xếp vào hành vi tham ô tài sản với các mức phạt sau:

  • Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp: đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  • Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: có tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; phạm tội 02 lần trở lên; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức.
  • Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
  • Phạt tù 20 năm; tù chung thân; tử hình trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 trở lên.

Giải quyết tình huống

Hiện tại, vụ việc đang được điều tra qua tố cáo; chưa thể xác định được hành vi này có trên thực tế hay không. Bên cạnh đó, để xác định mức hình phạt mà đối tượng phải chịu; cần phải xác định rõ số tài sản mà đối tượng đã chiếm đoạt được. Vụ án hiện vẫn đang được điều tra làm rõ.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Ăn chặn tiền hỗ trợ dịch Covid của người dân bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải quyết những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hiện nay, những đối tượng nào ở thành phố Hồ Chí Minh được hưởng trợ cấp?

Theo quy định mới nhất, những đối tượng được hưởng trợ cấp ở thành phố Hồ Chí Minh gồm có: người bị mất việc do Covid; người đã đóng BHXH thất nghiệp nhưng hiện đang không có việc làm; người bị ảnh hưởng do dịch bệnh; người bị mắc bệnh và phải đi cách ly tập trung; người thân của đối tượng được hưởng trợ cấp khi đối tượng được hưởng đã mất hoặc không thể nhận được;….

Những người đã rời thành phố Hồ Chí Minh có được nhận trợ cấp không?

Những người đã rời thành phố Hồ Chí Minh khả năng cao đã không còn nằm trong diện được trợ cấp nữa.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm