Hiện nay, xu hướng ăn mặc của giới trẻ ngày càng táo bạo. Nhưng điều đáng quan ngại nhất là phong cách ăn mặc này lại được trưng diện khi đến chùa. Việc này làm cho chùa chiền, nơi linh thiêng, nơi tôn thờ Phật lại trở nên thiếu tôn nghiêm, mất đi vẻ đẹp truyền thống của dân tộc ta. Vì vậy, hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành thì ăn mặc phản cảm khi đến chùa có bị phạt không? Mời mọi người cùng tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ:
- Nghị định 110/2018/NĐ-CP
- Nghị định 73/2010/NĐ-CP
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Quy định của pháp luật về ăn mặc khi đến chùa?
– Ăn mặc nghiêm chỉnh, không hở hang khi bước vào chốn tâm linh thanh tịnh đã trở thành một quy tắc bất thành văn mà dường như người Việt Nam nào cũng phải biết. Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể trách nhiệm của người tham gia lễ hội tại Nghị định 110/2018/NĐ-CP như sau:
Điều 6. Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín,dị đoan,cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ)
– Theo điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP thì người tham gia lễ hội phải có trách nhiệm phải ăn mặc trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không làm ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội. Sử dụng trang phục lịch sự ở đây có nghĩa là không được phép mặc hở hang, phản cảm không đúng chuẩn mực của xã hội. Vì vậy, khi đi đến chùa, mọi người nên tuân thủ những quy tắc trên để đảm bảo được nét đẹp của văn hóa nơi tâm linh, phù hợp với với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
2. Ăn mặc phản cảm khi đi chùa có bị phạt không?
– Nếu bạn thực hiện hành vi đó tại thời điểm Nghị định 73/2010/NĐ- CP còn hiệu lực bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể tại Điều 10
Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về nếp sống văn minh
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Không mặc quần, áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội;
2. Không có vé mà vào những nơi quy định phải có vé;
3. Có lời nói hoặc cử chỉ thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa ở nơi công cộng.
– Có nghĩa là người tham gia lễ hội mà không mặc áo, quần hoặc mặc quần áo lót ở những nơi như hội họp đông người, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội ở các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng sẽ bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 60.000đ – 100.000đ.
– Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thì Nghị định 73/2010/NĐ- CP đã hết hiệu lực thay vào đó là Nghị định 167/2013/NĐ-CP do đó hành vi ăn mặc phản cảm, hở hang KHÔNG còn bị xử phạt nữa.
– Sở dĩ, pháp luật bãi bỏ quy định xử phạt đối với hành vi này vì vấn đề này liên quan tới chuẩn mực đạo đức và cách nhìn nhận vấn đề xuất phát từ mỗi cá nhân. Tóm lại, việc ăn mặc phản cảm khi đi lễ chùa không bị xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên theo quy tắc đạo đức và ứng xử trong đời sống xã hội thì đây là một hành vi cần hết sức nhận sự phê phán để mỗi cá nhân khi đến chùa sẽ ý thức được trang phục sao cho phù hợp với thuần phong mỹ tục và văn hóa của người Việt Nam.
Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102