Chào Luật sư. Trên mạng xã hội mới đây, thường xuyên xuất hiện những đoạn phim ghi lại hình ảnh các cặp tình nhân đánh nhau ở nơi công cộng. Có trường hợp nam thanh niên đập mũ bảo hiểm vào đầu người yêu, đá, lên gối vô cùng dã man, khiến người xung quanh bất bình. Trong những trường hợp như thế thì pháp luật có quy định ra sao vì bạo hành “người yêu”? Việc bạo hành người yêu bị xử phạt như thế nào? Mong Luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định về việc “Bạo hành “người yêu” bị xử phạt như thế nào?“. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp luật
- Luật phòng, chống bạo lựa gia đình 2007
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
- Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Hành vi bạo hành “người yêu” có được coi là bạo lực gia đình?
Người có quan hệ tình yêu với một người khác nào đó, trong quan hệ giữa hai người với nhau theo từ điển tiếng Việt được gọi là người yêu
Khi nam, nữ yêu nhau và sống chung như vợ chồng sau đó xuất hiện các hành vi bạo hành nhau thì được coi là hành vi bạo lực gia đình
Căn cứ Điều 2 Luật phòng, chống bạo lựa gia đình 2007 quy định như sau:
Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
Các hành vi này có thể bị xử phạt hành chính căn cứ theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Tùy theo mức độ vi phạm người bạo hành có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017.
Trường hợp “người yêu” không sống chung như vợ chồng mà bạo hành họ xử lý ra sao?
Bạo hành tình dục
Khi đang trong mối quan hệ tình cảm yêu đương, người yêu có những hành vi bạo hành tình dục có thể bị khép vào Tội hiếp dân hoặc Tội cưỡng dâm.
– Để thực hiện việc quan hệ tình dục trái với ý muốn của người yêu, đối tượng có thực hiện các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hay dùng thủ đoạn khác. Trong trường hợp này, đối tượng sẽ bị khép vào Tội hiếp dâm theo Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 và bị phạt tù từ 02 đến 07 năm. Mức cao nhất của khung hình phạt cho Tội hiếp dâm là tù chung thân nếu phạm tội trong trường hợp cụ thể sau:
- Gây thương tích hại tổn hại sức khỏe cho nạn nhân với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
- Phạm tội khi đã biết bản thân bị nhiễm HIV
- Khiến nạn nhân chết hoặc tự sát.
– Trong trường hợp, người yêu sử dụng mọi thủ đoạn để cưỡng ép người khác phải miễn cưỡng quan hệ tình dục có thể bị khép vào Tội cưỡng dâm. Theo điều 143 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi tội này sẽ bị phạt tù từ 01 đến 05. Ở mức độ gây nên hệ quả nghiêm trọng cho nạn nhân, đối tượng có thể bị phạt tù cao nhất là 18 năm.
Bạo hành thể xác
– Bạo hành thể xác với người yêu là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị phạt tù. Đối tượng bào hành thể xác của người khác sẽ bị truy cứu hình sự vào Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Điều 134 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 đã quy định về mức hình phạt cho đối tượng có hành vi cố ý gây thương tích hay tổn hại sức khỏe người khác cụ thể là:
- Gây nên tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% có thể bị phạt cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 03 năm.
- Gây nên tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% sẽ bị phạt tù từ 02 đến 06 năm.
- Gây nên tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% sẽ bị phạt tù từ 02 đến năm.
- Gây nên tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% sẽ bị phạt tù từ 05 đến 10 năm.Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm.
- Làm chết người bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm.
– Với những hành vi đặc biệt nghiêm trọng, đối tượng vi phạm có thể bị phạt tù chung thân trong những trường hợp sau:
- Hành vi làm chết 02 người trở lên.
- Hành vi khiến 02 người trở nên tổn thương cơ thể, mỗi người đều có tỷ lệ thương tật trên 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017.
– Theo khoản 7 của Điều 134 Bộ luật Hình sự, đối tượng chuẩn bị phạm tội cũng sẽ bị xử phạt với khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
Bạo hành tinh thần
Theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội làm nhục người khác như sau:
– Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Đối với 02 người trở lên;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Đối với người đang thi hành công vụ;
- Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Làm nạn nhân tự sát.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội vu khống như sau:
– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
- Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
- Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Đối với 02 người trở lên;
- Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
- Đối với người đang thi hành công vụ;
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- Vì động cơ đê hèn;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Làm nạn nhân tự sát.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm
- Di chúc được lập trong bệnh viện có hiệu lực không?
- Chê người khác lùn, béo bị phạt bao nhiêu tiền
- Chia sẻ phim ảnh nhạy cảm trên MXH có bị xử lý hình sự
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Bạo hành “người yêu” bị xử phạt như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến quy định giá đền bù tài sản trên đất; đền bù tài sản trên đất nông nghiệp; bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp; quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; xác nhận tình trạng hôn nhân; kết hôn với người Hàn Quốc… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tại Điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp nhân viên y tế, nhân viên tư vấn khi thực hiện nhiệm vụ của mình phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người đứng đầu cơ sở để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Nếu hành vi bạo hành tinh thần ở mức độ nhẹ, người có hành vi bạo hành về tinh thần có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP;
Buộc xin lỗi công khai nếu nạn nhân yêu cầu và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm.
Theo Điều 62 Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Điều 62. Hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình và cản trở việc ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Biết hành vi bạo lực gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn.
2. Biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
3. Cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình.