Bắt buộc ghi hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa hay không?

bởi Hương Giang
Bắt buộc ghi hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa hay không

Người tiêu dùng đa số khi mua hàng hóa đều sẽ quan tâm đến thông tin của hạn sử dụng của hàng hóa đó. Vậy pháp luật có quy định bắt buộc ghi hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa hay không? Những nội dung nào là bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa? Ghi nhãn hàng hóa như thế nào thì đúng theo quy định của pháp luật hiện hành? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Luật sư X làm rõ trong bài viết sau đây.

Cơ sở pháp lý

Nhãn hàng hóa là gì? Ghi nhãn hàng hóa là gì?

Tại Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP có định nghĩa về nhãn hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa như sau:

Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;

Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.

Vị trí nhãn hàng hóa được quy định thế nào?

Điều 4 Nghị định này cũng quy định về vị trí nhãn hàng hóa như sau:

Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

Bắt buộc ghi hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa hay không
Bắt buộc ghi hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa hay không

Kích thước nhãn hàng hóa, kích thước của chữ và số trên nhãn được quy định thế nào?

Tại Điều 5 Nghị định này và Khoản 1 Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP thì kích thước nhãn hàng hóa, kích thước của chữ và số trên nhãn được quy định như sau:

Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự xác định kích thước của nhãn hàng hóa, kích thước chữ và số thể hiện trên nhãn hàng hóa nhưng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

1. Ghi được đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này;

2. Kích thước của chữ và số phải bảo đảm đủ để đọc bằng mắt thường và đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Kích thước của chữ và số thể hiện đại lượng đo lường thì phải tuân thủ quy định của pháp luật về đo lường.

Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa

Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa.

Bắt buộc ghi hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa hay không?

Tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP có quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa như sau:

1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:

a) Tên hàng hóa;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

c) Xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;

d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.

Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.

Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Theo đó, về nhãn hàng hóa thì các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn của lương thực, thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm đã qua chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, đồ uống, rượu, phụ gia thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm bắt buộc phải ghi hạn sử dụng trên nhãn sản phẩm.

Nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa có cần thể hiện tập trung trên nhãn hay không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN quy định về vị trí nhãn hàng hóa như sau:

1. Nhưng nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa không cần thể hiện tập trung trên nhãn, có thể ghi trên vị trí khác của hàng hóa, bảo đảm khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Những nội dung bắt buộc đó là một phần của nhãn hàng hóa.

Ví dụ 1: số khung của xe máy được dập trên khung xe hay số Vm của ô tô được khắc trực tiếp trên thân xe tuy không được thể hiện cùng vị trí với các nội dung bắt buộc khác nhưng ở vị trí có thể nhận biết được dễ dàng, không phải tháo rời các chi tiết, nội dung này là một phần của nhãn hàng hóa.

Ví dụ 2: ngày sản xuất, hạn sử dụng hoặc định lượng của hàng hóa được in sẵn trên đáy hoặc thân chai, không cùng vị trí với các nội dung khác trên bản in nhãn gắn trên chai nhưng vẫn dễ dàng nhận biết được, nội dung này là một phần của nhãn hàng hóa.

Như vậy, nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa không cần thể hiện tập trung trên nhãn, có thể ghi trên vị trí khác của hàng hóa, bảo đảm khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Bắt buộc ghi hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa hay không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy cam đoan đăng ký lại khai sinhthủ tục chuyển mục đích sử dụng đất,…. của luật sư X, hãy liên hệ hotline: 0833102102 hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Quy định về ghi hạn sử dụng trên nhãn thực phẩm như thế nào?

Theo Điều 17 Nghị định 38/2012/NĐ-CP,
– Hạn sử dụng an toàn bắt buộc phải ghi “Hạn sử dụng” hoặc “Sử dụng đến ngày” đối với thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng và những thực phẩm dễ có khả năng bị hỏng do vi sinh vật. Hạn sử dụng an toàn đối với các thực phẩm khác có thể ghi là “Sử dụng tốt nhất trước ngày” phù hợp với những loại sản phẩm thực phẩm.
– Đối với thực phẩm ghi “Hạn sử dụng” hoặc “Sử dụng đến ngày” thì không được phép lưu hành trên thị trường khi đã quá thời hạn này.
– Đối với thực phẩm ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” thì sau thời điểm ghi trên nhãn thực phẩm thì thực phẩm này vẫn được phép lưu hành trên thị trường nếu như nhà sản xuất chứng minh được thực phẩm đó an toàn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải ghi hạn sử dụng rõ ràng theo một trong hai hình thức “Hạn sử dụng” hoặc “Sử dụng đến ngày”. Chỉ nhà sản xuất thực phẩm mới được kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm của mình và hạn sử dụng kéo dài tối đã chỉ bằng hạn sử dụng đã quy định lần đầu tiên

Cách hiểu các trường hợp ghi hạn sử dụng trên nhãn thực phẩm?

“Hạn sử dụng”: Trên bao bì sản phẩm thường sẽ để hai thông tin là ngày sản xuất và hạn sử dụng. Hạn sử dụng sẽ ghi ngày mà sau ngày đó thì sản phẩm không thể sử dụng được nữa. Bạn chỉ dùng sản phẩm từ khi sản xuất ra đến trước 24h của ngày ghi trên hạn sử dụng.
“Sử dụng đến ngày”: Sử dụng đến ngày cũng có thể hiểu tương tự như “Hạn sử dụng” tức là bạn sẽ sử dụng đến trước 24h ngày ghi trên hạn sử dụng. Cách ghi này khác biệt một chút so với cách ghi trên là không ghi ngày sản xuất.
“Sử dụng tốt nhất trước ngày”: Sử dung tốt nhất trước ngày được hiểu là sản phẩm nên được sử dụng trước ngày ghi trên bao bì sản phẩm, nhưng không giống với 2 trường hợp nêu trên là sau ngày ghi trên bao bì thì sẽ không thể sử dụng sản phẩm đó nữa, nhưng trường hợp này thì vẫn có thể sử dụng, tuy nhiên hương vị của sản phẩm sẽ không được như ban đầu, nhưng việc sử dụng sau ngày khuyến cáo trên bao bì thì không nên quá lâu.

Vị trí nhãn hàng hóa được quy định thế nào?

Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm