Bắt giữ người trái pháp luật bị xử lý như thế nào?

bởi
Bắt giữ người trái pháp luật bị xử lý như thế nào?

Ngày 27/5, bà Lan, Thịnh và 3 đàn em bị Công an TP Quảng Ngãi tạm giữ hình sự để điều tra hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Vụ việc như sau: Bà Lan phát hiện “con nợ” đang ở nhà người quen trên đường Bùi Thị Xuân nên cho đàn em đến tìm. Trưa 21/5, Thịnh và nhóm đàn em đeo khẩu trang đến trước ngôi nhà này. Chủ nhà không mở cửa nên một người trong nhóm đạp gãy cổng sắt vào trong. Bọn chúng lên tầng hai, phá cửa phòng, khống chế chị Vân đưa lên ôtô. Nạn nhân bị đưa vào nhà nghỉ trên đường Nguyễn Trãi, giam lỏng, dọa nạt đòi tiền. Nhận tin báo, cảnh sát đã bao vây, ập vào nhà nghỉ để giải cứu nạn nhân. Với hành vi bắt giữ người trái pháp luật bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Phòng tư vấn Luật hình sự của Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là tội gì?

Hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là hành vi ngăn cản tước đoạt sự tự do hoạt động, tự do dịch chuyển thân thể của người khác trái với quy định của pháp luật về căn cứ thẩm quyền và thủ tục. 

Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 157 của Bộ luật Hình sự 2015. Để bị truy cứu về tội này thì người thực hiện hành vi phải cấu thành đủ 4 yếu tố sau:

Chủ thể: có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật quy định.

Khách thể: xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Khách quan: Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 quy định ba tội với ba hành vi sau đây:

  • Hành vi bắt người trái pháp luật.
  • Hành vi giữ người trái pháp luật.
  • Hành vi giam người trái pháp luật.

Các hành vi đều là các hành vi xâm phạm quyền tự do thân thể của người khác nhưng khác nhau ở hình thức thể hiện.

  • Đối với tội bắt người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi khống chế người khác để tạm giữ hoặc tạm giam họ. Việc khống chế này có thể dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác nhau như trói, còng tay… (sau đó thường là người bị hại bị dẫn về nơi nhất định để tạm giữ hoặc tạm giam).
  • Đối với tội giữ (tạm giữ) người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi không cho người bị bắt đi đâu vượt ra ngoài sự kiểm soát của người phạm tội (như bắt ở trong nhà, bắt ngồi tại chỗ…) trong một thời gian ngắn (thường là dưới 24 giờ).
  • Đối với tội giam (tạm giam) người trái pháp luật: Được thể hiện qua hành vi nhốt người bị bắt vào một nơi trong một thời gian nhất định (như nhốt ở trong buồng, trong trại giam…).

Tính trái pháp luật nói trong điều luật này là không đúng về thẩm quyền, không có căn cứ, không theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định trong việc bắt, giữ hoặc giam người. 

Chủ quan: là lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp). Mục đích không là dấu hiệu bắt buộc nhưng thực tế, việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật vì động cơ xấu thường bị xử nặng. 

Từ những phân tích trên, thì ta có thể thấy hành vi của bà Lan, Lê Thịnh và 3 đàn em đối với chị Vân đã đủ yếu tố cấu thành tội bắt giữ người trái pháp luật. Cụ thể, cả năm người đều có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo luật quy định, đồng thời cũng thực hiện hành vi đó là khống chế chị Vân đưa lên ôtô, đưa vào nhà nghỉ giam lỏng, dọa nạt đòi tiền. Vậy với hành vi trên thì các đối tượng này sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hành vi bắt giữ người trái pháp luật bị xử lý như thế nào?

Hình phạt đối với người thực hiện hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người thi hành công vụ;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Làm cho gia đình người bị giam, giữ lâm vào tình trạng khó khăn, quẫn bách;

h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật chết hoặc tự sát;

b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn nhân;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật 46% trở lên.

Theo đó, tùy thuộc vào mức độ cũng như hậu quả mà hành vi bắt giữ, người phạm tội có thể bị xử phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 3 đến 12 năm. 

Hi vọng bài viết này hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Bắt giữ người trái pháp luật bị xử lý như thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm