Bắt trộm chó bị tội gì?

bởi Luật Sư X
Bắt trộm chó bị tội gì?
Hiện nay tình trạng bắt trộm chó diễn ra ngày càng nhiều, chỉ cần chủ nhân một phút lơ là không để mắt, những chú cún cưng đã bị những tên cẩu tặc mang đi. Vậy việc bắt trộm chó sẽ bị xử lý như thế nào? Bắt trộm chó bị tội gì? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Chó có phải là một loại tài sản không? Hiện nay, có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc coi chó nuôi có phải là một loại tài sản không? Theo quy định tại Điều của Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Theo quy định trên tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Chó nuôi thuộc quyền sở hữu của người chủ và đây là quyền thuộc quyền tài sản, vì vậy chó được coi là tài sản.

Việc một người có hành vi trộm chó, tùy theo mức độ phạm tội thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.

2. Xử lý hình sự về hành vi bắt trộm chó

Chó là một loại vật nuôi được nhiều người yêu thương, chăm sóc, đồng thời cũng là một loại tài sản của người nuôi. Hành vi bắt trộm chó cũng chính là hành vitrộm cắp tài sản”.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017:

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

Theo quy định này, trong trường hợp chó bị trộm có giá trị từ 2 triệu đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu nhưng người phạm tội thuộc vào một trong các trường hợp sau đây:

Như vậy người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Cũng theo quy định tại khoản 2 điều này, nếu phạm tội có tổ chức hay có tính chất chuyên nghiệp, người thực hiện hành vi trộm chó cũng có thể bị xử phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

3. Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm chó

Trong trường hợp con chó có giá trị dưới 2 triệu đồng mà không thuộc vào các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 1 điều 173 Bộ luật hình sự thì người thực hiện hành vi bắt trộm chó sẽ bị xử phạt hành chính.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 quy định về trường hợp vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác của Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

Như vậy, việc bắt trộm chó cũng có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.

4. Làm thế nào để hạn chế việc bắt trộm chó?

Có thể thấy tình trạng trộm chó hiện nay diễn ra rất nhiều. Những chú cún cưng bị bắt đi để lại nỗi lo sợ cũng như gây bất bình cho chủ sở hữu. Pháp luật cũng đã có những chế tài cụ thể để xử lý hành vi này, tuy nhiên thực tế, có rất ít trường hợp bị xét xử về hành vi bắt trộm chó.

Thông thường trong trường hợp bắt gặp tên trộm đang bắt trộm chó, người dân thường tri hô và sử dụng vũ lực để ngay chặn hành vi này ngay tại chỗ. Hơn nữa, trong trường hợp giá trị của cún cưng từ 2 triệu trở lên hoặc dưới 2 triệu mà thuộc vào một trong các trường hợp tại khoản 1 điều 173 Bộ luật Hình sự thì mới bị xử lý hình, mà việc định giá cún cưng cũng không dễ dàng gì.

Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng bắt trộm chó?

  • Thứ nhất, bản thân những người nuôi chó cần phải nêu cao cảnh giác, quản lý vật nuôi của mình, không được thả rông thú cưng.
  • Thứ hai, nếu phát hiện hành vi trộm chó thì cần tố giác ngay đến các cơ quan chức năng, tránh việc sử dụng vũ lực để giải quyết vì có thể gây ra hậu quả nặng nề không lường trước được.
  • Thứ ba, tăng cường phổ biến các quy định của pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân.
  Hy vọng bài viết hữu ích đến bạn đọc! Khuyến nghị
  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
 
5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm