Tội rửa tiền là gì

bởi

Thực tế chứng minh rằng, tội phạm “cổ cồn trắng” gây ra những hậu quả với mức độ nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần đối với các hành vi phạm tội của các đối tượng khác. Bởi lẽ, đặc điểm của những đối tượng này là những người có trí tuệ, học thức, có sự am hiểu hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh. Những hành vi phạm tội chủ yếu của những “cổ cồn trắng” đó là hoạt động trốn thuế, rửa tiền,… làm thất thoát khoản thu ngân sách nhà nước khổng lồ và để lại những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Để đấu tranh và phòng ngừa đối với loại tội phạm này, pháp luật hình sự Việt Nam có những chế tài xử phạt nặng đối với các hoạt động rửa tiền dưới nhiều hình thức. 

Căn cứ:

  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (Luật hình sự hiện hành)
  • Luật phòng chống rửa tiền năm 2012

Nội dung tư vấn

1. Khái niệm về Tội rửa tiền

Nghe qua chắc hẳn rất nhiều người còn cảm thấy khá lạ lẫm về loại tội phạm này. Cá biệt có nhiều người còn lẩm tưởng rằng đem tiền Việt Nam đồng ra rửa thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên thực tế không phải vậy, tội rửa tiền là một tội danh nhằm xử phạt các đối tượng có hành vi hợp pháp hóa những nguồn tiền kiếm được từ các hoạt động bất hợp pháp. Cụ thể tại Điều 4 Luật phòng chống rửa tiền năm 2012 quy định về khái niệm rửa tiền như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

1. Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có

Rửa tiền là một tội phạm rất nghiêm trọng được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành. Do tính chất đa dạng của các hoạt động tài chính, kinh doanh với sự phức tạp và việc kiểm soát của các cơ quan chức năng không thể bao quát hết được toàn bộ các hoạt động; kết hợp với sự am hiểu về linh vực tài chính cùng những thủ đoạn cao siêu của những đối tượng phạm tội. Như vậy để ngăn chặn, đấu tranh và phòng ngừa đối với loại tội phạm này, Khoản 1 Điều 324 Bộ luật hình sự hiện hành đã quy định cụ thể các hành vi cấu thành nên Tội rửa tiền như bao gồm:

a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ Sở để biết là do người khác phạm tội mà có;

b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

Như vậy từ những khái niệm trên, có nhận thấy những chủ thể của tội rửa tiền là những cá nhân hoặc pháp nhân thương mại có đầy đủ năng lực pháp luật hình sự và nhận thức. Chủ là những đối tượng hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh. Hoặc cũng có thể là những đối tượng có nguồn tiền thu được từ những hành vi vi phạm pháp luật như buôn ma túy, buôn lậu, tham ô, nhận hối lộ,…. Để hợp thức hóa những đồng tiền “bẩn” này, các đối tượng phạm tội thường trực tiếp thực hiện hoặc gián tiếp thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh,…. Những người phạm tội rửa tiền không chỉ là những người chủ sở hữu của những nguồn tiền phi pháp, mà còn bao gồm cả những cá nhân, pháp nhân thực hiện hành vi giúp sức, che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của số tiền phi pháp đó.

2. Xử phạt

Đối với cá nhân

Tuy theo mức độ nghiêm trọng và hậu quả gây thiệt hại đối với xã hội thì người phạm tội rửa tiền sẽ phải chịu những hình phạt khác nhau theo quy định pháp luật. Tại Khoản 1 Điều 324 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về mức hình phạt của tội rửa tiền là phạt tù từ 01 đến 05 năm tù. Tuy nhiên, luật lại không quy định số tiền thấp nhất là bao nhiêu sẽ bị truy cứu trách nhiệm đối với tội rửa tiền. Như vậy có thể hiểu rằng, mọi hành vi rửa tiền sẽ đề bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên thực tế thấy rằng, hầu hết các hoạt động rửa tiền đều được thực hiện với số lượng tiền rất lớn, đôi khi thiệt hại của nó có thể làm ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc doanh. Do vậy, số lượng tiền vi phạm lại được coi là mức định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự tại Khoản 2, 3 Điều 324 Bộ luật hình sự hiện hành. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng được xét tới để tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền. Cụ thể như sau:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

e) Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.

Như vậy, tùy theo mức độ gây thiệt lại và hành vi, thủ đoạn phạm tội để Tòa án sẽ áp dụng mức hình phạt tương xứng. Người phạm tội có thể bị kết án cao nhất lên tới 15 năm tù nếu số tiền, tài sản phạm tội và khoản thu lợi bất chính có số lượng lớn và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. 

Đối với những người có ý định phạm tội nhưng hành vi phạm tội chưa diễn ra, thì đối tượng đó cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và có thể bị phạt tù lên tới 6 năm tùy theo mức độ của số tiền phạm tội.

Bên cạnh đó, người phạm tội cũng có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như phạt tiền lên tới 100 triệu đồng. Với những đối tượng có chức vụ, giấy phép hành nghề mà phạm tội rửa tiền thì có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc đó tới 5 năm.

Đối với pháp nhân thương mại

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 324 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội rửa tiền như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Hy vọng bài viết hữu ích đối với quy độc giả.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm