Năm 2023 bị giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị phải sao?

bởi TranQuynhTrang
Năm 2023 bị giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị phải sao?

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật đất đai, mong được luật sư tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể là tôi có một thửa đất, đất này đã được cấp sổ đỏ và đứng tên tôi. Tuy nhiên nay sổ đỏ này đang bị người khác chiếm giữ, tôi thắc mắc rằng khi bị giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị phải sao? Giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người khác thì có thể tự ý sang tên được hay không? Mong luật sư trợ giúp, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX, bạn hãy theo dõi nội dung sau của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Văn bản hợp nhất 21/2018/VBHN-VPQH Luật Đất đai thì “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.  Đối với nhà nước, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có giá trị nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai, tránh tình trạng lấn chiếm đất đại còn đối với người sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng để chứng minh người sử dụng đất thực hiện liên tục các quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất mà người sử dụng đất đang sử dụng. Với giá trị như vậy nên việc thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bị mất sổ là điều cần thiết phải thực hiện.

Xác định người sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 với nội dung như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, theo thông tin mà bạn cung cấp thì thửa đất hiện tại đang đứng tên của bạn và ghi nhận bạn là người sử dụng đất nên tại thời điểm này bạn được xác định là chủ sở hữu duy nhất của quyền sử dụng đất.

Năm 2023 bị giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị phải sao?

Trong trường hợp của bạn, bạn phải xác định được rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là căn cứ để xác nhận quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức; người đứng tên trên sổ đỏ có quyền sở hữu bao gồm các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản, không phải là tiền, cũng như không phải là giấy tờ có giá.

Năm 2023 bị giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị phải sao?
Năm 2023 bị giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị phải sao?

Do đó, hành vi chiếm giữ sổ đỏ của người khác không đủ yếu tố để cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự. Trường hợp chiếm giữ không chịu trả thì bạn có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận với lý do bị mất theo quy định tại Điều 77 của Văn bản hợp nhất 04/2021/VBHN-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013, cụ thể theo trình tự sau:

Bước 1: Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất sổ đỏ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất sổ đỏ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.

Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất sổ đỏ trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

Bước 2: Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất sổ đỏ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị sổ đỏ nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại sổ đỏ.

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại sổ đỏ do bị mất gồm có:

– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT

– Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân;

– Giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;

Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm sau:

– Kiểm tra hồ sơ;

– Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất;

– Lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy sổ đỏ bị mất, đồng thời ký cấp lại sổ đỏ;

– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;

– Trao sổ đỏ cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Sau thời gian quy định mà bạn không nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến cơ quan có thẩm quyền.

Giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người khác thì có thể tự ý sang tên được không?

Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất nên việc chuyển tên sang tên người khác thuộc trường hợp Đăng ký biến động theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“Điều 95. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

….

4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

…”

Theo đó, hồ sơ để đăng ký biến động Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp này bắt buộc phải có giấy tờ chứng minh việc chuyển quyền như Hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng tặng cho, giấy tờ về thừa kế.

Đồng thời việc chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế là việc chủ sở hữu đang định đoạt tài sản của mình theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Điều 192. Quyền định đoạt

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.”

Như vậy dù có đang giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người khác cũng không thể sang tên nếu không có mặt và sự đồng ý của bạn.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Năm 2023 bị giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị phải sao?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về thủ tục giải quyết tranh chấp quyền thừa kế đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp sổ đỏ?

Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 105 Luật Đất đai năm 2013, thẩm quyền cấp sổ đỏ được quy định như sau:
– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là UBND cấp tỉnh) có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận.
– UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là UBND cấp huyện) có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Bao nhiêu tuổi sẽ được đứng tên trên sổ đỏ?

Pháp luật đất đai không phân biệt hay quy định bao nhiêu tuổi được đứng tên sổ đỏ mà quy định người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất thì được cấp sổ đỏ.

Cơ quan nào có thẩm quyền nào được cấp lại/cấp đổi sổ đỏ bị mờ, rách, mất?

Về vấn đề xin cấp lại sổ đỏ bị mất, rách, ố nhòe, Điều 37 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định như sau: Đối với những trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận xin cấp đổi lại thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ. 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm