Hiện nay, việc giả mạo chữ ký trong các văn bản, tài liệu đã ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi hơn; nhất là trong các giao dịch mua bán nhà đất; vì đây là loại giao dịch thông dụng nhất trong cuộc sống của người dân. Vậy trong trường hợp các giấy tờ mua bán nhà bị giả mạo chữ ký; hay bị người khác cầm tay điểm chỉ vào giấy tờ mua bán nhà đất; thì phải làm thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
- Luật Công chứng 2014;
- Bộ luật dân sự 2015;
Ký và điểm chỉ theo quy định của bộ luật dân sự
Việc mua bán nhà đất bản chất là một loại giao dịch dân sự. Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015; thì điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực bao gồm:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Trong đó; điều kiện về sự tự nguyện tham gia giao dịch của Chủ thể là vô cùng quan trọng. Sự tự nguyện ở đây có nghĩa là người tham gia giao dịch đã được xem, được đọc về các văn bản, giấy tờ có liên quan đến việc mua bán và hiểu các tài liệu này. Sau đó họ phải kí hoặc điểm chỉ vào văn bản như một sự xác nhận mình đồng ý với văn bản đó.
Trong trường hợp này; nếu bị người khác cầm tay bắt điểm chỉ vào văn bản hoặc giả mạo chữ ký thì yếu tố về sự tự nguyện trong việc ký kết giao dịch đã không được đảm bảo. Đây là một hành vi vi phạm điều cầm của pháp luật theo như quy định của Bộ luật Dân sự 2015; vì thế nên giao dịch mua bán nhà, đất này sẽ không có hiệu lực thực hiện trên thực tế và khả năng cao sẽ bị hủy bỏ.
Ký và điểm chỉ theo quy định của luật công chứng
Điều 48 Luật Công chứng 2014 có quy định về việc ký và điểm chỉ như sau:
1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.
Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng; thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu; trước khi thực hiện việc công chứng.
2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Theo đó; việc ký hoặc điểm chỉ vào các giấy tờ, văn bản mua bán nhà đất cần phải thực hiện trước sự chứng kiến của công chứng viên. Việc này nhằm xác thực sự tự nguyện của người tham gia giao dịch trong việc ký kết hợp đồng mua, bán nhà, đất một cách công khai và minh bạch
Trong trường hợp phát sinh các tranh chấp liên quan đến bất động sản; người bị giả mạo chữ ký hay bị bắt ép điểm chỉ vào giấy tờ, văn bản có thể yêu cầu Tòa án nơi có bất động sản để tuyên bố giao dịch mua bán nhà, đất là vô hiệu do các giấy tờ, tài liệu mua bán thực hiện trái pháp luật.
Trong thời gian thực hiện các công việc khởi kiện/yêu cầu; thì người bị giả mạo chữ ký/bắt ép điểm chỉ nên ở gần nơi có bất động sản để tiện cho việc trông coi và phòng ngừa những rủi ro phát sinh như: tranh chấp, có người khác chiếm hữu bất động sản
Ngoài ra; người dân còn có thể gửi một Văn bản ngăn chặn lên Phòng đăng ký đất và nhà nơi có bất động sản để tránh mọi giao dịch liên quan đến sang tên, chuyển nhượng bất động sản đó.
Xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Trong trường hợp này; nếu bị người khác cầm tay bắt điểm chỉ vào văn bản hoặc giả mạo chữ ký thì yếu tố về sự tự nguyện trong việc ký kết giao dịch đã không được đảm bảo. Đây là một hành vi vi phạm điều cầm của pháp luật theo như quy định của Bộ luật Dân sự 2015; vì thế nên giao dịch mua bán nhà, đất này sẽ không có hiệu lực thực hiện trên thực tế và khả năng cao sẽ bị hủy bỏ.
Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư về:
Tại sao thường sử dụng ngón tay trỏ để điểm chỉ?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:
Hotline: 0833102102