Căn cứ:
- Bộ Luật dân sự 2015
Nội dung tư vấn
1. Thanh lý hợp đồng thương mại là gì
Thuật ngữ “thanh lý hợp đồng” là cụm từ mà mọi người thường xuyên sử dụng trong các giao dịch dân sự và trong hợp đồng nhằm để chỉ việc chấm dứt và giải phóng các quyền và nghĩa vụ của hai bên phát sinh từ giao dịch được giao kết. Thuật ngữ này đã từng được đề cập tới trong Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế 1989, tuy nhiên đây là văn bản đã hết hiệu thực thi hành. Đồng thời, truy cứu trong Bộ Luật dân sự 2015 thì không thấy có đề cập tới thanh lý hợp đồng. Mặc dù vậy, căn cứ vào tính chất và đặc điểm của khái niệm thanh lý hợp đồng đã được quy định trong Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế 1989 thì nhận thấy rằng trong Bộ Luật dân sự 2015, khái niệm thanh lý hợp đồng đã được thay thế bởi khái niệm chấm dứt hợp đồng. Cụ thể được quy định tại Điều 422 như sau:
Điều 422: Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.
Như vậy, có thể thấy rằng việc thiết lập biên bản chấm dứt hợp đồng (còn gọi là biên bản thanh lý hợp đồng) là suất phát từ ý chí tự nguyện, tự thỏa thuận của các bên tham gia vào giao dịch thương mại. Thực tiễn thấy rằng thông qua thanh lý hợp đồng kinh tế, các bên sẽ xác nhận mức độ thực hiện nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên, từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng. Đồng thời, các bên cũng sẽ xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế hết hiệu lực. Kể từ thời gian các bên đã ký vào biên bản thanh lý, quan hệ hợp đồng kinh tế đó coi như đã được chấm dứt. Riêng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác nhận trong biên bản thanh lý vẫn có hiệu lực pháp luật cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình. Trong thực tế, các biên bản thanh lý hợp đồng thường được lập để nghiệm thu, đánh giá việc thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng, dịch vụ, đầu tư,… Hợp đồng thanh lý còn được sử dụng để đánh giá, nghiệm thu từng phần của nghĩa vụ được thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. Để từ đó, những người có quyền và nghĩa vụ trong giao dịch sẽ có những biện pháp kiểm soát và can thiệp kịp thời vào việc thực hiện nghĩa vụ của bên còn lại, nhằm tránh những hành vi vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức mình.2. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng cơ bản
Tùy từng hợp đồng thương mại cụ thể, các chủ thể sẽ thỏa thuận những nội dung khác nhau trong biên bản thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên nhìn chung nội dung chính của biên bản thanh lý hợp đồng sẽ bao gồm:- Tên, địa chỉ, thông tin của các bên;
- Lý do chấm dứt (thanh lý) hợp đồng;
- Các nghĩa vụ đã hoàn thành và các nghĩa vụ bị vi phạm hoặc chưa hoàn thành;
- Các nghĩa vụ còn lại cần hoàn thành.
Dưới đây là mẫu của biên bản thanh lý hợp đồng mới nhất:
Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn !