Bố dượng/mẹ kế có phải cấp dưỡng cho con khi ly hôn không?

bởi NguyenTriet
Cuộc sống hôn nhân không phải bao giờ vợ chồng cũng chỉ có con chung là con đẻ. Cuộc sống muôn màu, có đôi lúc bạn có thể đóng vai trò là mẹ kế, bố dượng. Vậy, nếu hai bên ly hôn liệu có phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng của chồng giống như với con ruột không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Cấp dưỡng là gì? 

Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình định nghĩa về Cấp dưỡng như sau: 

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.

Như vậy, việc cấp dưỡng nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của người có quan hệ huyết thống với mình như con cái, cha mẹ nhưng lại không còn chung sống với mình nữa chẳng hạn như cha mẹ cấp dưỡng cho con khi ly hôn mà người kia có quyền nuôi con thì người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng. 

2. Nghĩa vụ của bố dượng/mẹ kế với con riêng. 

Trong truyền thuyết, luôn có những hành động cư xử tệ bạc với con riêng của chồng từ người mẹ mà người ta thường đặt cho cái tên ” dì ghẻ “. Xuất phát từ thực tiễn như vậy cũng như nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mọi đứa trẻ đều được bình đẳng khi sinh ra, pháp luật quy định rõ ràng nghĩa vụ của bố dượng/ mẹ kế:
  • Yêu thương, chăm lo việc học tập, giáo dục con: Không được phân biệt, đối xử bất công giữa con đẻ và con riêng.
  • Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con: đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.
  • Giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập…
Cụ thể hóa từ  Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau. 

Điều 79. Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng

1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.

2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.

Như vậy, trong quá trình sinh sống cùng con riêng của chồng/vợ, bạn phải có nghĩa vụ chăm nom, giáo dục con riêng như con đẻ của bạn. Tuyệt đối không được có những hành vi ngược đãi, đối xử và phân biệt.  3. Nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn?  Nghĩa vụ chăm nom, giáo dục, yêu thương theo quy định tại Điều 79 chỉ đặt ra khi bố dượng/mẹ kế đang cùng sinh sống với bố/mẹ đẻ của con riêng. Điều này có nghĩa là, nếu quan hệ vợ chồng không còn tồn tại hay nói cách khác, đôi bên tiến hành ly hôn, thì nghĩa vụ đó cũng chấm dứt.  Pháp luật chỉ quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con cái nhưng không quy định nghĩa vụ này đối với bố dượng và mẹ kế. Cụ thể:  Cụ thể tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau: 

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Đối tượng phải được cấp dưỡng được quy định tại điều 110 luật hôn nhân gia đình như sau:

Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng của bố mẹ sau ly hôn sẽ được đặt ra khi có đủ hai yếu tố sau: 

Thứ nhất: Bố/mẹ không còn chung sống với con. Hay nói cách khác là không có quyền nuôi dưỡng. Thứ hai: Con chưa thành niên hoặc mất khả năng lao động và không có tài sản nuôi mình.  Như vậy, sau ly hôn, Bố/mẹ không sinh sống với con có nghĩa vụ cấp dưỡng đến khi con trưởng thành hoặc con không có khả năng lao động nhưng có tài sản tự nuôi mình. Và quy định này chỉ áp dụng với bố/mẹ ruột mà không phải là đối với bố dượng/mẹ kế nhé.  Hy vọng bài viết có ích cho bạn ! Khuyến nghị
  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X mời quý khách hàng liên hệ hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm