Tháp nhu cầu trong lí luận của Maslow đã từng đề cập đến bốn loại nhu cầu cơ bản của con người. Trong đó cấp bậc cơ bản nhất phải kể đến là nhu cầu sinh lý, bao gồm những việc như đi lại, ăn ở. Khi đã thỏa mãn nhu cầu này thì con người sẽ nảy sinh nhu cầu được an toàn. Người ta muốn sự sống và tài sản của mình được đảm bảo. Ngành dịch vụ trong xã hội hiện đại đang trên đà phát triển, một số quán ăn, nhà hàng đều đang trang bị thêm nhân viên trông giữ xe cho khách hàng, đặc biệt là ở những nơi tiếp đón số lượng lớn khách hàng. Đây là hoạt động diễn ra thường xuyên. Vậy thì khi mất xe ở quán cafe, ai phải đứng ra chịu trách nhiệm? Bồi thường thiệt hại khi mất xe tại quán cafe, quán ăn thế nào? Xin được giải đáp.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định “Bồi thường thiệt hại khi mất xe tại quán cafe, quán ăn thế nào?” LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Nhà hàng, quán cafe phải trông xe cho khách?
- Hiện nay, các quán ăn, nhà hàng, quán cafe (gọi tắt là cửa hàng) thông thường đều có nhân viên trông, giữ xe cho khách hàng. Đây có thể chính là nhân viên của cửa hàng đó hoặc có thể được thuê từ một công ty bảo vệ để trông, giữ xe cho khách hàng.
- Với những cửa hàng có bố trí nhân viên trông giữ xe, dù là nhân viên quán hay nhân viên bảo vệ của công ty bảo vệ thì về mặt pháp luật, giữa nhà hàng và khách hàng cũng đã tồn tại một giao dịch gửi giữ tài sản.
- Theo quy định tại Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng gửi giữ tài sản được định nghĩa như sau:
– Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
- Trong đó, theo khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự, hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, hành vi hoặc văn bản.
- Có thể thấy, nếu đi đến các cửa hàng mà có vé gửi xe hoặc có nhân viên, chủ cửa hàng, nhân viên bảo vệ trông giữ xe cho khách thì đều có thể xem là giao kết hợp đồng gửi giữ dưới hình thức là giao kết bằng lời nói, hành vi cụ thể.
- Tuy nhiên, thực tế thì không phải mọi cửa hàng đều có người trông giữ xe. Đồng thời, cũng không có quy định nào bắt buộc cửa hàng phải trông giữ xe cho khách hàng. Do đó, trông giữ xe không phải nghĩa vụ bắt buộc mà mỗi cửa hàng phải thực hiện.
Mất xe ở quán cafe, ai phải bồi thường?
- Việc mất xe khi đến cửa hàng là một việc không ai mong muốn. Tuy nhiên, để xét về trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì có thể xét hai trường hợp sau đây:
1. Khi cửa hàng không có nhân viên giữ xe – không thực hiện hợp đồng gửi giữ tài sản với khách hàng
- Khi cửa hàng không có điều kiện bố trí nhân viên trông giữ xe cho khách, không có nhân viên bảo vệ hướng dẫn khách đỗ xe, đậu xe cho khác hoặc không có thông báo về việc sẽ nhận trông, giữ xe cho khách trong thời gian khách ăn, uống tại cửa hàng thì giữa khách hàng và cửa hàng không tồn tại thỏa thuận gửi giữ tài sản.
- Đặc biệt, có một số cửa hàng còn dán thông báo “khách hàng tự bảo quản đồ đạc, mũ bảo hiểm, phương tiện… Nếu mất, cửa hàng không chịu trách nhiệm”.
- Do đó, trong trường hợp này, nếu khách bị mất xe thì chủ cửa hàng sẽ không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bởi theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Dân sự, nếu có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trong trường hợp này, do không hình thành thỏa thuận gửi giữ giữa chủ cửa hàng và khách hàng nên cửa hàng không có nghĩa vụ phải trông xe cho khách. Do đó, nếu mất xe thì chủ cửa hàng cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
2. Khi cửa hàng có vé xe, có người trông giữ xe cho khách hàng – hai bên thực hiện hợp đồng gửi giữ tài sản
- Ngược lại với trường hợp trên, nếu hai bên có thỏa thuận gửi giữ tài sản thì căn cứ khoản 2 Điều 556 Bộ luật Dân sự, bên gửi tài sản – khách hàng có quyền:
– Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
- Đồng thời, bên phía cửa hàng – người giữ tài sản cũng phải có nghĩa vụ nêu tại khoản 4 Điều 557 Bộ luật Dân sự:
– Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
- Căn cứ quy định này, có thể thấy, khi xảy ra việc mất xe mà giữa khách hàng và cửa hàng có thỏa thuận gửi giữ (có vé xe hoặc có bảo vệ trông xe, có nhân viên trông xe, dắt xe hoặc không yêu cầu khách hàng phải tự bảo quản xe…) thì bên phía cửa hàng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng.
Bồi thường thiệt hại khi mất xe tại quán cafe, quán ăn thế nào?
1. Mất xe trong trường hợp các nhà hàng, quán ăn, quán cafe có nhân viên trông xe
- Hầu hết ở các nhà hàng, quán ăn, quán cafe (sau đây gọi chung là nhà hàng) đều có nhân viên trông xe. Khi đến các nhà hàng này, thì sẽ được hướng dẫn để xe tại nơi để xe của nhà hàng, có thể có vé gửi xe. Tại các nơi gửi xe này, thì người gửi thông thường không phải trả tiền gửi xe, nhưng có thể có trường hợp phải trả tiền gửi xe.
- Căn cứ vào các dấu hiệu trên, có thể nhận thấy giữa người gửi xe và nhân viên gửi xe đã xác lập quan hệ hợp đồng gửi giữ tài sản. Vì nó mang bản chất là sự thỏa thuận giữa hai bên về việc gửi xe và trông giữ xe. Bên nhân viên trông xe có trách nhiệm nhận xe và bản quản, trông coi xe và trả lại chính chiếc xe đó khi chủ xe ra về. Việc nhân viên làm mất chiếc xe đó chính là việc vi phạm hợp đồng. Vi phạm hợp đồng chính hành vi không thực hiện đúng hợp đồng của bên có nghĩa vụ, bao hồn hành vi không thực hiện một phần, không thực hiện toàn bộ, chậm thực hiện nay có khiếm khuyết trong việc thực hiện hợp đồng.
- Cụ thể, trong trường hợp này, thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm:
- Thứ nhất, đó là có hành vi vi phạm hợp đồng. Hành vi vi phạm hợp đồng là một căn cứ quan trọng và cần thiết để áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại. Hành vi vi phạm hợp đồng là điều kiện cơ bản và là tiền đề làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Dựa trên nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015, thì việc bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng những điều mà họ đã cam kết hợp pháp là hành vi vi phạm quy tắc xử sị trong lĩnh vực hợp đồng do các bên tự nguyện tạo ra- hành vi vi phạm hợp đồng và do đó, buộc bên có hành vi vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Đối tượng của hợp đồng có thể là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc công việc không được thực hiện, hành vi vi phạm hợp đồng về đối tượng được là những hành vi có sai sót khi thực hiện việc chuyển giao đối tượng của quyền tài sản, thực hiện công việc hay không thực hiện công việc. Ở đây, người trông xe đã không thực hiện đúng công việc được giao đó là trông xe cho khách, đây chính là hành vi vi phạm hợp đồng, và cũng chính là căn cứ đầu tiên để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
- Thứ hai, có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại được hiểu là những tổn thất về tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền tài sản,… của cá nhân hoặc pháp nhân. Hay nói cách khác, thiệt hại là bất kỳ tổn thất nào mà một người phải gánh chịu do các quyền, tài sản, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm hay nói cách khác thiệt hại là bất kỳ sự thay đổi tiêu cực nào đối với các quyền, tài sản và lợi ích hợp pháp của bên có quyền. Thiệt hại xảy ra bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Tại Khoản 2 Điều 361 năm 2015 quy định về thiệt hại về vật chất đó chính là “những tổn thất về vật chất thực tế xác định được bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút”. Đây chính là những thiệt hại có thể tính được thành một số tiền nhất định.
- Thiệt hại về tài sản là những tổn thất được nhắc đến đầu tiên trong các tổn thất về vật chất được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ nói chung và vi phạm hợp đồng nói riêng. Theo Điều 589 BLDS năm 2015, tổn thất về tài sản là hệ quả của hành vi không thực hiện đúng hợp đồng của bên có nghĩa vụ có thể được xác định trên cơ sở: tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại ; và những tổn thất khác do luật quy định. Có thể nhận thấy, thiệt hại do tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng là những thiệt hại trực tiếp và lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút hay những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại là thiệt hại gián tiếp. Tài sản bị mất là trường hợp tài sản rời khỏi sở hữu chủ ngoài ý chí của sở hữu chủ mà không thể tìm thấy được và do đó, tổn thất về tài sản này là tổn thất hoàn toàn và không thể khắc phục được.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút là hoa lợi, lợi tức thu được từ việc sử dụng, khai thác tài sản nếu tài sản không bị mất, bị hủy hoại hay bị hư hỏng. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại được hiểu là những chi phí vật chất mà bên bị thiệt hại phải bỏ ra nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại hoặc khắc phục tình trạng xấu do tài sản, tính mạng, sức khỏe bị xâm hại hoặc các giá trị tinh thần bị xâm hại. Chi phí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại còn bao gồm chi phí hợp lý và thu nhập bị mất, bị giảm sút của người chăm sóc bên có quyền phải nghỉ việc theo yêu cầu của cơ sở điều trị để chăm sóc bên có quyền và các chi phí đi lại hợp lý, tiền công hợp lý cho người chăm sóc bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng hợp đồng.
- Dễ dàng nhận thấy trong trường hợp mất xe này, thì thiệt hại về tài sản xảy ra đó chính là việc mất tài sản là chiếc xe máy. Tài sản này thông thường khó có thể tìm lại được. Nếu tìm lại được chiếc xe thì cần phải xem xét đến trường hợp chiếc xe bị hư hỏng, cần phải sửa chữa thì cần tính đến cả những chi phí sửa chữa đó. Bên cạnh đó cũng cần tính đến các thiệt hại về hoa lợi, lợi tức bị mất khi chiếc xe bị mất đi và các chi phí khác như việc thu nhập bị giảm sút,…
- Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra. Quan hệ nhân quả được hiểu là sự gắn liền giữa hai hay nhiều sự vật khác nhau, khiến vật này có biến đổi, thay đổi thì có thể tác động đến sự vật kia. Quan hệ nhân quả là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hiểu là mối quan hệ nguyên nhân với hậu quả, trong đó nguyên nhân chính là hành vi không thực hiện đúng hợp đồng và hậu quả là những tổn thất mà bên bị thiệt hại phải gánh chịu. Trong trường hợp mất xe này, do chính việc vi phạm trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện hợp đồng gửi giữ của các nhân viên coi xe mà dẫn đến việc chiếc xe bị mất. Hay nguyên nhân của việc mất xe đó chính là việc vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng gửi giữ tài sản.
- Về mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp mất xe này, thì thông thường, các bên không có thỏa thuận trước về việc bồi thường, nên mức thiệt hại được bồi thường được xác định dựa trên nguyên tắc bồi thường toàn bộ. Bên bị thiệt hại do vi phạm hợp đồng có thể nhận được một khoản tiền tương ứng với toàn bộ thiệt hại mà họ phải gánh chịu là hậu quả của hành vi không thực hiện đúng hợp đồng. Đó chính là những tổn thất vật chất thực tế xác định được. Ở đây, thì mức bồi thường thiệt hại sẽ được xác định theo giá của chiếc xe tại thời điểm chiếc xe bị mất. Việc xác định giá của chiếc xe có thể dựa vào kết luận của tổ chức thẩm định giá, hoặc tham khảo giá trên thị trường,…. và do các bên thỏa thuận về mức bồi thường.
2. Mất xe trong trường hợp các nhà hàng không có nhân viên trông xe
- Như phần trên đã nói, không phải trong trường hợp nào các nhà hàng, quán ăn đều có nhân viên trông xe, vì đây không phải là nghĩa vụ đối với họ. Trong những trường hợp này, thì thông thường các nhà hàng sẽ có khẩu hiệu “khách hàng tự bảo quản tư trang cá nhân, đề phòng trộm cắp”. Đối chiếu với trường hợp trên, dễ dàng nhận thấy giữa nhà hàng và khách hàng có xe không hình thành hợp đồng gửi giữ tài sản, hai bên không phát sinh quyền, và nghĩa vụ với nhau.
- Do vậy, trong trường hợp mất xe tại nhà hàng không có nhân viên coi, giữ xe hay không có dịch vụ trông, gửi xe mà chiếc xe bị mất, thì các chủ nhà hàng, quán ăn sẽ không có trách nhiệm bồi thường. Vì xuất phát ở đây họ không có trách nhiệm hay nghĩa vụ để trông coi chiếc xe của khách hàng, nên việc bị mất xe không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường đối với họ.
Mời bạn xem thêm
- Có bắt buộc phải công chứng hợp đồng thế chấp tài sản không năm 2022?
- Bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm
- Đơn khiếu nại thi hành án dân sự mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Bồi thường thiệt hại khi mất xe tại quán cafe, quán ăn thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, xác nhận tình trạng hôn nhân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, đổi tên giấy khai sinh, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hạn khai sinh cho con, thủ tục khai nhận di sản thừa kế, thời hạn của hộ chiếu ngoại giao, đổi tên mẹ trong giấy khai sinh… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
– Sau khi mất xe, việc đầu tiên bạn cần làm là trình báo công an khu vực về việc mất xe.
– Nếu công an không tìm được thủ phạm thì bạn cần thỏa thuận với chủ quán cafe về việc bồi thường. Nếu chủ quán cafe ký hợp đồng với công ty bảo vệ bạn cũng không cần quan tâm vì việc bồi thường giữa quán cafe và công ty bảo vệ phụ thuộc vào hợp đồng giữa hai bên.Nếu vẫn không được đền bù hoặc đền bù không thỏa đáng, bạn có thể khởi kiện dân sự lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
– Căn cứ Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.