Tình trạng trộm cướp tài sản từ lâu đã xuất hiện với tần suất dày đặc tại nước ta. Những năm gần đây; nhờ sự cố gắng, nỗ lực của các chiến sĩ công an, tình trạng này đang ngày một giảm. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid – 19 bùng nổ gây ra biến động nền kinh tế. Nhiều nhà máy, xí nghiệp đóng cửa; kéo theo đó là nhiều người lao động không có việc làm. Cùng với đó, nạn trộm cắp, cướp giật lại nổi lên. Tranh thủ thời điểm các lực lượng vũ trang dồn toàn lực trong việc kiểm soát dịch bệnh; nhiều người lợi dụng thời cơ trộm cướp tài sản. Vậy hành vi cướp xe máy của người khác sẽ phải chịu hình phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Ngày 3/8, vụ việc chị lao công bị hai thanh niên cướp xe gây xôn xao dư luận. Theo lời khai của chị; khoảng hơn 3 giờ ngày 3/8, chị đang thu gom rác tại ngách 223-252 đường Đại Mỗ. Khi xuống dốc, do xe rác nặng không kéo được nên chị T. đi xe máy mang biển hiệu BKS 35N1-5297 xuống đỗ tại một chỗ bằng phẳng. Rồi lên đẩy xe rác xuống để chuẩn bị đưa rác về nơi tập kết. Bỗng nhiên, có 4 thanh niên đi 2 xe máy không có BKS dừng lại; một thanh niên dí một vật như dao vào ngực chị T. ép chị giao ra chìa khóa xe. Sau khi lấy cướp được xe máy, nhóm đối tượng trên chạy về phía quận Hà Đông.“
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Thế nào là hành vi cướp tài sản?
Hành vi cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
Trách nhiệm hình sự đối với hành vi cướp xe máy
Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hành vi cướp xe máy của 4 thanh niên trên có thể phải chịu một trong những mức hình phạt sau:
Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn gây nguy hiểm khác; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tái phạm nguy hiểm.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thường cơ thể từ 31% đến 60%; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Phạt tù từ 18 năm đến 20 năm, tù chung thân trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; làm chết người; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Hình phạt bổ sung đối với hành vi cướp xe máy
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm tội cướp xe máy
Đối với người chuẩn bị thực hiện hành vi này, có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Giải quyết vấn đề
Xét vụ việc cho thấy, trị giá của chiếc xe của chị lao công khả năng cao dưới 50.000.000 đồng. Bên cạnh đó, chị lao công không bị thương tích gì. Tuy nhiên, do một thanh niên sử dụng một vật có hình dạng tương tự dao kề vào ngực chị T. Vậy nên 4 thanh niên cướp xe của chị T. có thể bị xử lý về “Tội cướp tài sản” theo quy định tại khoản 2 Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Mức hình phạt cao nhất của tội danh này là 15 năm. Từ đó cho thấy đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thông tin mới nhất được cập nhật, đã bắt được 4 thanh niên tham gia cướp xe của chị T. Bốn thanh niên này là Bùi Quý Dương (sinh năm 2003); Trịnh Minh Hiếu (sinh năm 2002); Trương Thiên Bình (sinh năm 2003); Lê Minh Khánh (sinh năm 2002). Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cả bốn thanh niên đều đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Bản án cao nhất dành cho hai thanh niên trên là 15 năm tù.
Sau khi vụ việc xảy ra, nhiều nhà hảo tâm đã tặng xe máy cho chị T. hy vọng bù đắp được phần nào mất mát cho chị. Bởi chiếc xe hiện là tài sản có giá trị nhất trong gia đình. Điều này thể hiện tấm lòng tương thân tương ái trong thời điểm dịch bệnh khó khăn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm:
- Phân biệt tội danh: Trộm cắp, Cướp và Cướp giật tài sản
- Quy định của pháp luật về tội cướp tài sản mới nhất
- Luật pháp và tình người có mâu thuẫn trong vụ tên cướp “lương thiện” trả lại 100 triệu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi cướp xe máy của người khác có thể đối mặt với mức án 15 năm tù“; vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ án; cũng như giải đáp thắc mắc về những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu, người quản lý tài sản mà không dùng vũ lục hoặc đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản.
Hai tội này khác nhau ở hành vi khách quan. Với tội trộm cắp, dấu hiệu đặc biệt của tội này là hành vi “lén lút”.
Tình tiết này được áp dụng trong trường hợp vin vào thiên tai, dịch bệnh để hợp pháp hóa cho hành vi cướp tài sản của mình.