Hiện nay, trên thị trường tràn lan thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, được nhập trái phép từ nước ngoài, đặc biệt là Trung quốc được người dân sử dụng và chế biến hằng ngày. Hành động này đã cố tình đưa nước ta rơi vào tình trạng nguy hiểm, nhiều người vì lợi nhuận bất chính kiếm được từ việc kinh doanh thực phẩm bẩn mà đẩy con người Việt Nam hằng ngày phải đối mặt với cái chết một cách gần kề. Vậy những người buôn bán thực phẩm bẩn có bị tội gì hay không? Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn, cùng Luật sư X tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Căn cứ:
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Nội dung tư vấn:
1. Thực phẩm bẩn là gì?
Thực phẩm bẩn hay còn được hiểu là những loại thực phẩm không hợp vệ sinh về an toàn thực phẩm. Mỗi loại thực phẩm thì đều sẽ có quy định riêng về ngưỡng an toàn đối với thực phẩm đó và nếu trong thực phẩm có chứa những yếu tố làm ảnh hưởng đối với sức khỏe con người vượt ngưỡng an toàn thì được gọi là thực phẩm bẩn.
Như vậy, mọi người cần cân nhắc kĩ hơn trong việc lựa chọn và sử dụng thực phẩm. Bởi hiện nay, có rất nhiều người sử dụng các loại hóa chất gây ra tồn dư kháng sinh trong thực phẩm để được lợi nhuận cao hơn. Để giảm bớt tình trạng này, khuyến khích người dân nếu biết chắc người sản xuất kinh doanh thực phẩm có sử dụng các chất tồn dư kháng sinh, chất cấm, hoặc thuốc bảo vệ thực vật mà vượt ngưỡng cho phép được có trong thực phẩm thì nên báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để xử lí những người đó và thực phẩm này một các kịp thời trước khi gây hại cho quá nhiều người.
2. Buôn bán thực phẩm bẩn sẽ bị tội gì?
Vì hành vi buôn bán thực phẩm bẩn là hành vi xấu gây hại đến sức khỏe của tất cả mọi người do đó hành vi này ở mức độ vi phạm nặng có thể bị xử lý hình sư, còn mức độ nhẹ thì bị xử lý hành chính
– Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm cụ thể tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 115/2018, đối với cá nhân có hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm thì mức phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng, còn đối với tổ chức có hành vi vi phạm an toàn thực phẩm sẽ là 200 triệu đồng.
Ngoài ra, cá nhận và tổ chức trên còn có thể bị áp dụng thêm các hình phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm từ một tháng đến sáu tháng, đình chỉ hoạt động có thời hạn; buộc tiêu hủy các thực phẩm bẩn, tịch thu tang vật,…
Riêng đối với các hành vi sử dụng, cung cấp, chế biến thực phẩm bẩn thì sẽ có nhiều mức phạt, cụ thể như sau:
- Đối với hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 40 triệu đồng
- Đối với hành vi sử dụng những động vật chết do dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10 triệu đồng thì sẽ bị phạt tiền từ 40 triệu đến 50 triệu đồng
- Đối với người sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm; sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy để chế biến thực phẩm… mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 80 triệu đến 100 triệu đồng
Trên đây là mức phạt hành chính dành cho cá nhân, đối với tổ chức thì mức phạt đối với các hành vi này sẽ tăng gấp đôi.
– Ngoài ra, tố chức hoặc cá nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp gây tổn hại cho tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng nếu hành vi cung cấp, chế biến hoặc bán thực phẩm bẩn không đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm cụ thể tại Điều 317 của Bộ luật Hình sự 2015 về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mức phạt tù cao nhất dành cho hành vi buôn bán thực phẩm bẩn có thể lên đến 20 năm tù. Thêm vào đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền một khoản tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng và người có hành vi này sẽ bị cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định nào đó từ 1 năm – 5 năm.
Tóm lại, buôn bán thực phẩm bẩn là hành vi nguy hiểm cho xã hội, tùy vào mức độ của hành vi mà chế tài khác nhau và có thể hành chính hoặc bị xử lý hình sự về tội vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy là người tiêu dùng thông thái để đảm bảo cho sức khỏe của mình và cả gia đình.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay