Căn cứ pháp lý
- Nghị định 67/2017/NĐ-CP
- Nghị định số 83/2014/NĐ-CP
- Bộ luật hình sự 2015
Kinh doanh xăng dầu là gì?
Liên quan đến vấn đề kinh doanh xăng giả. Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động:
+ Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu;
+ Sản xuất và pha chế xăng dầu;
+Phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước;
+ Cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.
Mức xử phạt kinh doanh xăng giả
Tùy vào tính chất vụ việc, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà việc sản xuất, kinh doanh xăng giả sẽ bị xử lý theo các quy định khác nhau của pháp luật.
Xử phạt hành chính kinh doanh xăng giả
Hành vi kinh doanh xăng giả sẽ bị xử phạt theo Điều 34 Nghị định 67/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí. Theo đó:
–Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện pha chế xăng dầu khi không phải là thương nhân đầu mối;
b) Thực hiện pha chế xăng dầu tại địa điểm không phải nơi sản xuất, xưởng pha chế hoặc kho xăng dầu phục vụ cho nhu cầu nội địa của thương nhân đầu mối;
c) Thực hiện cách pha trộn hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lợi;
d) Không có phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
–Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi quy định thực hiện cách pha trộn hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lợi;
-Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện đối với hành vi thực hiện cách pha trộn hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lợi;
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Nếu mức độ của hành vi là nghiêm trọng và đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị khởi tố Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 192 Bộ luật hình sự 2015.
Mức phạt tù tối đa đối với hành vi kinh doanh xăng giả là khung hình phạt lên đến 15 năm tù, ngoài ra còn bị phạt tiền và thậm chí là bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản .Cụ thể điều 192 Bộ luật hình sự quy định:
- Đối với cá nhân
-Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Đối với pháp nhân
Pháp nhân kinh doanh xăng giả thì hình phạt được quy định tại khoản 5 điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015, các trường hợp xử phạt như sau:
+ Phạm tội thuộc trường hợp buôn hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật; hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật; công dụng, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp như trường hợp 2 của cá nhân vi phạm; thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;”.
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 của cá nhân vi phạm; thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng; hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này (pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại; hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người; gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh; trật tự; an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra) thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Kinh doanh xăng giả có bị truy cứu trách nhiệm sự không?” answer-0=”Kinh doanh xăng dầu giả tùy vào mức độ nghiệm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Mức phạt tù cao nhất của kinh doanh xăng dầu giả là bao nhiêu?” answer-1=”Mức phạt tù cao nhất cho hành vi kinh doanh xăng dầu giả có thể là từ 7-15 năm tù” image-1=”” count=”2″ html=”true” css_class=””][sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Buôn bán xăng dầu giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?” answer-0=”Nếu mức độ của hành vi là nghiêm trọng và đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị khởi tố Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 192 Bộ luật hình sự 2015.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]