“Buôn” bao nhiêu mai thúy thì bị tử hình?

bởi

Để đạt được mong muốn “là người giàu” có những người sẽ nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức để trở lên giỏi giang kiếm được công việc với mức lương “đáng ngưỡng mộ”. Tuy nhiên, một số khác sẽ thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật để có thể “làm giàu một cách nhanh chóng” và một trong những “công việc” mà thường họ sẽ là là mua bán ma túy. Ma túy là một loại chất mà Nhà nước quản lý rất chặt chẽ mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình, do vậy các hành vi vi phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước đối với ma túy luôn được ghi nhận là tội phạm và hình phạt cho các tội phạm về ma túy nói chung, cho tội mua bán trái phép chất ma túy nói riêng nhẹ thì ngồi tù có thời hạn, năng hơn là ngồi tù chung thân và nặng nhất là tử hình. Vậy “buôn” bao nhiêu ma túy sẽ bị tử hình? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự 2015
  • Luật Phòng chống ma túy năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2008.
  • Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.
  • Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT – BCA – VKSNDTC – TANDTC – BTP ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp

Nội dung tư vấn

1. Chất ma túy là gì?

      Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành (khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống ma túy năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2008). Danh mục chất ma túy được quy định tại Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.

      Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng (khoản 2 Điều 2 Luật Phòng chống ma túy năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2008).

      Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng (khoản 3 Điều 2 Luật Phòng chống ma túy năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2008).

2. Tội mua bán trái phép chất ma túy

       Nhà nước độc quyền và thống nhất quản lý chất ma túy với những quy định rất nghiêm ngặt. Vi phạm các quy định về chế độ quản lý các chất ma túy không chỉ gây khó khăn cho việc kiểm soát chất ma túy của Nhà nước mà còn góp phần tạo ra lớp người nghiện, qua đó đe dọa nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, sức khỏe và sự phát triển lành mạnh của nòi giống cũng như ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt khác của đời sống xã hội.

       Do tác hại lâu dài và nhiều mặt của việc vi phạm các quy định về chế độ quản lý chất ma túy như vậy nên mọi hành vi vi phạm, ở bất kỳ khâu nào của quá trình quản lý chất ma túy đều bị quy định là tội phạm. Do vậy, hành vi mua bán chất ma túy trái phép đương nhiên sẽ là một loại tội phạm. Tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 214 Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH Bộ luật hình sự ngày 10 tháng 7 năm 2017 của Văn phòng Quốc hội.

       Cũng như các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, thì các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hình sự cũng được cấu tạo bởi 04 yếu tố: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.

       Xét tội mua bán trái phép chất ma túy:

– Mặt khách quan: hành vi phạm tội là hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Tại Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT – BCA – VKSNDTC – TANDTC – BTP, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT – BCA – VKSNDTC – TANDTC – BTP thì hành vi “mua bán trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây:

  • Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;
  • Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
  • Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
  • Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);
  • Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;
  • Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
  • Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.

– Mặt chủ quan: lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội biết hành vi phạm tội của mình gây nguy hiểm cho xã hội và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Chủ thể: chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định (chủ thể thường).

– Khách thể: xâm phạm đến chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước ở khâu lưu thông trong quá trình quản lý.

3. Buôn bao nhiêu ma túy thì bị tử hình? 

Theo quy định tại điều 251 Bộ Luật Hình sự 2015, thì tội mua bán trái phép chất Ma túy được quy định về hình phạt như sau:

       Điều 251: Tội mua bán trái phép chất ma túy

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”. 

Theo quy định trên ta có thể thấy, tùy vào từng loại chất ma túy khác nhau mà “lượng” chất ma túy cần phải đạt để bị tử hình là khác nhau. Cụ thể là:

  • Đối với nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca thì phải có khối lượng từ 05 kilôgam trở lên;
  • Đối với Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 thì phải có khối lượng 100 gam trở lên;
  • Đối với lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thì phải có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
  • Đối với quả thuốc phiện khô thì phải có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
  • Đối với quả thuốc phiện tươi thì phải có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
  • Đối với các chất ma túy khác ở thể rắn thì phải có khối lượng 300 gam trở lên;
  • Đối với các chất ma túy khác ở thể lỏng thì phải có thể tích 750 mililít trở lên;
  • Trường hợp có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại các trường hợp nêu trên.

       Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hi vọng bài viết hữu ích đối với bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về Luật sư tranh tụng tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm