Khi tham gia giao thông, quan sát và tuân thủ biển báo là điều mà người tham gia giao thông phải làm. Trên các con đường, biển báo cấm xuất hiện rất nhiều, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm rõ ý nghĩa của các biển báo đó là gì? Hay thậm trí còn không biết đó là biển báo cấm. Để tuân thủ các biển báo giao thông đường bộ, người tham gia giao thông phải nắm được một số biển báo quan trọng cần nhớ. Do đó, Luật sư x xin đưa ra bài viết Các biển báo cấm giao thông đường bộ quan trọng cần biết, hy vong giúp ích cho các bạn.
Căn cứ pháp lý
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ;
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử lý vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;
- Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Biển báo cấm giao thông đường bộ là gì?
Theo báo giao thông quốc gia, biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường, có chứa các thông tin đến người tham gia giao thông. Cụ thể để thông báo, cảnh báo, cấm hoặc cho phép giao thông trên một điều kiện cụ thể.
Theo luật giao thông đường bộ Việt Nam, biển báo giao thông được chia làm 5 loại với từng mục đích khác nhau. Bao gồm biển báo chỉ dẫn, biển báo hiệu lệnh, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo phụ.
Biển báo cấm là biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.
Biển báo cấm chủ yếu có dạng: Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ/chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt).
Cách nhận biết các biển báo cấm giao thông đường bộ
Biển báo cấm biểu thị những điều cầm mà người tham gia giao thông phải chấp hành. Nếu không tuân theo các loại biển báo cấm, đây được xem là hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ.
Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ/chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt). Cũng có 1 số biển cấm đặc biệt như:
- Biển Cấm đi ngược chiều và Dừng lại: nền đỏ, hình vẽ bên trong màu trắng.
- Biển Cấm dừng và đỗ xe, Cấm đỗ xe, Cấm đỗ xe ngày lẻ, Cấm đỗ xe ngày chẵn: nền xanh, hình vẽ bên trong màu đỏ và trắng.
- Biển Hết cấm vượt, Hết hạn chế tốc độ tối đa, Hết tất cả các lệnh cấm: nền trắng, viền xanh, hình bên trong màu đen.
- Biển cấm đỗ xe ngày lẻ, cấm đỗ xe ngày chẵn: Viền đỏ, nền xanh, hình vẽ màu trắng.
Biển báo cấm có tất cả 40 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 101 đến 140 trong hệ thống các loại biển báo giao thông.
Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm).
Các biển báo cấm giao thông đường bộ có ý nghĩa sử dụng thế nào?
Căn cứ vào Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, các biển báo cấm giao thông đường bộ có ý nghĩa sử dụng sau đây:
– Biển số P.101: Đường cấm;
– Biển số P.102: Cấm đi ngược chiều;
– Biển số P.103a: Cấm xe ô tô;
– Biển số P.103 (b,c): Cấm xe ô tô rẽ trái; Cấm xe ôtô rẽ phải;
– Biển số P.104: Cấm xe máy;
– Biển số P.105: Cấm xe ô tô và xe máy;
– Biển số P.106 (a,b): Cấm xe ô tô tải;
– Biển số P.106c: Cấm các xe chở hàng nguy hiểm;
– Biển số P.107: Cấm xe ô tô khách và xe ô tô tải;
– Biển số P.107a: Cấm xe ô tô khách;
– Biển số P.107b: Cấm xe ô tô taxi;
– Biển số P.108: Cấm xe kéo rơ-moóc;
– Biển số P.108a: Cấm xe sơ-mi rơ-moóc;
– Biển số P.109: Cấm máy kéo;
– Biển số P.110a: Cấm xe đạp;
– Biển số P.110b: Cấm xe đạp thồ;
– Biển số P.111a: Cấm xe gắn máy;
– Biển số P.111 (b) hoặc (c): Cấm xe ba bánh loại có động cơ (xe lam, xích lô máy);
– Biển số P.111d: Cấm xe ba bánh loại không có động cơ (xích lô);
– Biển số P.112: Cấm người đi bộ;
– Biển số P.113: Cấm xe người kéo, đẩy;
– Biển số P.114: Cấm xe súc vật kéo;
– Biển số P.115: Hạn chế trọng tải toàn bộ xe cho phép;
– Biển số P.116: Hạn chế tải trọng trục xe (trục đơn);
– Biển số P.117: Hạn chế chiều cao;
– Biển số P.118: Hạn chế chiều ngang xe;
– Biển số P.119: Hạn chế chiều dài xe;
– Biển số P.120: Hạn chế chiều dài xe cơ giới kéo theo rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ moóc;
– Biển số P.121: Cự ly tối thiểu giữa hai xe;
– Biển số P.123 (a,b): Cấm rẽ trái; Cấm rẽ phải;
– Biển số P.124 (a,b): Cấm quay đầu xe; Cấm ô tô quay đầu xe;
– Biển số P.124 (c,d): Cấm rẽ trái và quay đầu xe; Cấm rẽ phải và quay đầu xe;
– Biển số P.124(e,f): Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe; Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe;
– Biển số P.125: Cấm vượt;
– Biển số P.126: Cấm xe ô tô tải vượt;
– Biển số P.127: Tốc độ tối đa cho phép;
– Biển số P.127a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm;
– Biển số P.127b: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường;
– Biển số P.127c: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường;
– Biển số DP.127: Biển hết tốc độ tối đa cho phép trên biển ghép;
– Biển số P.128: Cấm sử dụng còi;
– Biển số P.129: Kiểm tra;
– Biển số P.130: Cấm dừng xe và đỗ xe;
– Biển số P.131 (a,b,c): Cấm đỗ xe;
– Biển số P.132: Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp;
– Biển số DP.133: Hết cấm vượt;
– Biển số DP.134: Hết tốc độ tối đa cho phép;
– Biển số DP.135: Hết tất cả các lệnh cấm;
– Biển số P.136: Cấm đi thẳng;
– Biển số P.137: Cấm rẽ trái, rẽ phải;
– Biển số P.138: Cấm đi thẳng, rẽ trái;
– Biển số P.139: Cấm đi thẳng, rẽ phải;
– Biển số P.140: Cấm xe công nông và các loại xe tương tự.
Hiệu lực của biển báo giao thông đường bộ
Điều 19 của Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT quy định về hiệu lực của các nhóm biển báo giao thông như sau:
– Biển báo nguy hiểm và cảnh báo và biển chỉ dẫn: Có giá trị trên các làn đường của chiều xe chạy.
– Biển báo cấm và biển hiệu lệnh: Có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.
– Biển báo khác khi sử dụng độc lập: Người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của biển báo đó. Trường hợp đoạn đường được bố trí nhiều hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau thì thứ tự chấp hành hiệu lệnh sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT như sau:
1) Ưu tiên hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trước.
(2) Sau đó đến hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
(3) Tiếp đến là hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông.
(4) Cuối cùng là hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
Trường hợp có đoạn đường di chuyển có lắp cả biển báo hiệu cố định và biển báo tạm thời mang ý nghĩa khác nhau thì thực hiện chỉ dẫn của biển báo tạm thời.
Không tuân thủ biển báo giao thông bị phạt như thế nào?
Nếu không chấp hành chỉ dẫn của hệ thống biển báo giao thông, người điều khiển phương tiện sẽ bị Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Căn cứ vào Điểm a khoản 1 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Phương tiện | Mức phạt tiền | Mức phạt mà gây tai nạn | Căn cứ pháp lý |
Ô tô | 300.000 – 400.000 đồng | Tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng | Điểm a khoản 1 và điểm c khoản 11 Điều 5 |
Xe máy | 100.000 – 200.000 đồng | Tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng | Điểm a khoản 1 và điểm c khoản 10 Điều 6 |
Máy kéo, xe máy chuyên dùng | 100.000 – 200.000 đồng | Tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 – 04 tháng | Điểm a khoản 1 và điểm b khoản 10 Điều 7 |
Xe đạp | 80.000 – 100.000 đồng | Điểm a khoản 1 Điều 8 |
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Các biển báo cấm giao thông đường bộ quan trọng cần biết”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân; giấy uỷ quyền xác nhận độc thân ; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, tra cứu thông tin quy hoạch, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Lỗi không chấp hành biển báo phạt bao nhiêu tiền?
- Biển báo cấm xe khách 16 chỗ
- Lỗi dừng xe che khuất biển báo hiệu đường bộ đối với xe ô tô
Câu hỏi thường gặp
Hệ thống biển báo giao thông giữ một vị trí khá quan trọng trong việc điều khiển giao thông tại Việt Nam. Cùng với CSGT và đèn tín hiệu giao thông, hệ thống biển báo giao thông đã tạo nên tính trật tự, an toàn, giúp các phương tiện tham gia giao thông được lưu thông, đi lại tránh ùn tắc và hạn chế tai nạn
Những con đường vắng vẻ, khu vực đông dân cư có xe cộ đi lại mà cảnh sát giao thông không thể túc trực mọi lúc để phân luồng thì các biển báo giao thông sẽ giúp đường phố Việt Nam chống ùn tắc, người tham gia giao thông an toàn và tiết kiệm thời gian hơn.
Kiến thức về hệ thống biển báo giao thông là một phần không thể thiếu trong hệ thống kiến thức về luật giao thông khi học viên tham gia khóa học lái xe hạng C, hàng B2,….
Tất cả các biển báo thuộc hệ thống biển báo giao thông đường bộ tại Việt Nam đều được làm từ vật liệu tôn mạ kẽm với chiều dày từ 1,2mm tới 1,5mm. Có màng phản quang 3M3900 hay 3M610 giúp người tham gia giao thông quan sát được dễ dàng hơn.
Theo Khoản 1 và khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh chính là người có thẩm quyền tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý, trong đó có việc quy định các đoạn đường lắp đặt biển báo hiệu đường bộ.
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 19 và khoản 1 Điều 20 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT, nếu được ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công nghiệm vụ thì ủy ban nhân dân cấp huyện và ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có quyền tổ chức giao thông đối với các tuyến đường giao thông nông thôn, bao gồm cả việc bố trí, lắp đặt biển báo giao thông.