Về mặt khoa học pháp lý, hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể liên quan đến toàn bộ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nói chung (quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; và quyền đối với giống cây trồng). Tuy nhiên, về mặt luật thực định; pháp luật hiện hành chỉ quy định những hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Vậy, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong của Luật Sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào?
Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Cơ sở pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là gì?
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi mà các doanh nghiệp thực hiện trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực; tập quán thương mại; và các chuẩn mực khác trong kinh doanh; dẫn đến thiệt hại về tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của những doanh nghiệp khác. Đối với Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019); những hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại khoản 1, điều 130.
Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật sở hữu trí tuệ
Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn
Nội dung
Chỉ dẫn thương mại ở đây là chỉ các dấu hiệu, thông tin nhằm mục đích hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ. Chỉ dẫn thương mại sẽ bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá.
Chủ thể kinh doanh bị sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn có quyền yêu cầu xử lý đối với hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn. Chủ thể kinh doanh này đã sử dụng trước các chỉ dẫn thương mại nêu trên một cách rộng rãi và ổn định trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Những chỉ dẫn thương mại này được người tiêu dùng biết đến; thể hiện uy tín của chủ thể kinh doanh và hàng hóa, dịch vụ mang chỉ dẫn thương mại đó.
Chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn là những chỉ dẫn thương mại chứa các dấu hiệu (yếu tố cấu thành; cách trình bày, cách kết hợp giữa các yếu tố; màu sắc; ấn tượng tổng quan đối với người tiêu dùng); trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với chỉ dẫn thương mại tương ứng của chủ thể yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh được sử dụng cho hàng hóa; dịch vụ trùng hoặc tương tự.
Ví dụ
Trong lĩnh vực nước giải khát. Nhãn hiệu nước khoáng Lavie bị giả mạo nhãn hiệu với các tên gọi thương mại theo kiểu Laville, Leville, La vier…;
Xe Wave của hãng Honda với kiểu dáng thanh lịch được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bị giả mạo với các loại xe Trung Quốc với hình dáng tương tự bằng các tên gọi như Waver, Weaser… nhưng thực chất chúng được sản xuất tại Trung Quốc hoặc tại ngay Việt Nam.
Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế
Nội dung
Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên; nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu; và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng.
Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ, Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa; dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên; thì người đại diện hoặc đại lý đó được phép đăng ký nhãn hiệu; nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu; trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Ngoài ra hai hoặc nhiều tổ chức; cá nhân có thể cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu; với điều kiện việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) liên quan. Đồng thời, phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu; hoặc phải sử dụng cho sản phẩm mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh.
Ví dụ
Bất kỳ cá nhân; tổ chức nào sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng “Cocacola” để đăng ký cho bất kỳ sản phẩm; dịch vụ nào tại Việt Nam mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu “Cocacola” đều bị xem là hành vi xậm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền
Nội dung
Hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp; trừ tên miền đã được phân bổ thông qua hình thức đấu giá; hoặc thi tuyển theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 48 của Luật Viễn thông.
Chủ thể có quyền yêu cầu xử lý hành vi đăng ký; chiếm giữ quyền sử dụng tên miền hoặc sử dụng tên miền là chủ sở hữu nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý; tên thương mại đã sử dụng các đối tượng này một cách rộng rãi; ổn định trong hoạt động kinh doanh hợp pháp; được người tiêu dùng Việt Nam trong lĩnh vực liên quan biết đến uy tín, danh tiếng của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đó.
Ví dụ
Công ty LAFARGE hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, phân phối vật liệu xây dựng và thiết kế, thi công công trình hạ tầng và dân dụng. Công ty có thị trường rộng lớn trên 64 quốc gia. Năm 2001, Công ty chính thức hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hiện tại, công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xi măng và trần thạch cao tại Việt Nam. Công ty LAFARGE cho rằng tên miền quốc gia lafage.com.vn do Bà Phạm Thị Ngọc Hân đăng ký trùng lặp hoàn toàn với nhãn hiệu “LAFARGE”, “LAFARGE và hình”.
Xử lý hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Theo quy định tại khoản 3 Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ, “tổ chức; cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh”.
Khoản 3 Điều 198 Luật này cũng quy định: “tổ chức;cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này; và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh”.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong của Luật Sở hữu trí tuệ“. Hy vọng bài viết hữu ích đối với quý bạn đọc. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý; bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ (tại khoản 3 Điều 211). Những hành vi này, trong một số trường hợp, có thể coi là hành vi vi phạm hành chính và phải bị xử phạt vi phạm hành chính; vì đã vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Điều 26 Nghị định số 75/2019/NĐ-CP chỉ quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; Điều 15 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của nhiều chủ thể khác nhau; (Thanh tra Khoa học và Công nghệ; Thanh tra Thông tin và Truyền thông; Quản lý thị trường, Hải quan; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện).