Các trường hợp cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch năm 2023

bởi Hoàng Yến
Các trường hợp cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch năm 2023

Đình chỉ giao dịch là một biện pháp được áp dụng bởi sàn giao dịch chứng khoán hoặc cơ quan quản lý tài chính để tạm ngừng hoặc ngừng giao dịch của một công ty hoặc một loại tài sản nhất định trên thị trường. Điều này có thể xảy ra trong các tình huống đặc biệt hoặc khi có những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến công ty hoặc tài sản đó. Sau đây, LSX cung cấp đến quý đọc giả quy định pháp luật về các trường hợp cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch năm 2023. Hy vọng bài viết hữu ích với quý đọc giả!

Căn cứ pháp lý

Cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch là gì?

Một công ty có thể bị đình chỉ giao dịch nếu xảy ra sự kiện không thường xuyên hoặc tiềm ẩn nguy cơ đối với công ty đó. Điều này có thể bao gồm sự kiện như phá sản, sáp nhập, mua lại, hoặc các vụ kiện quan trọng đang diễn ra. Nếu công ty không cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho sàn giao dịch và các nhà đầu tư, sàn có thể quyết định đình chỉ giao dịch cổ phiếu của công ty đó.

Cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch là những cổ phiếu bị buộc dừng mua bán trên sàn chứng khoán sau khi đã bị hạn chế giao dịch. Những doanh nghiệp có cổ phiếu bị đình chỉ thường do những sai phạm trong hoạt động tổ chức, kinh doanh.

Sở giao dịch chứng khoán là đơn vị ra quyết định đình chỉ. Một cổ phiếu có thể bị đình chỉ từ 1 tháng đến 1 năm. Nó tùy thuộc vào sự xem xét của Sở Giao dịch chứng khoán đối với việc giải trình, khắc phục của doanh nghiệp.

Các trường hợp cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch năm 2023

Khi cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch, không thể mua bán hoặc giao dịch cổ phiếu đó trên sàn giao dịch cho đến khi công ty hoặc sàn giao dịch quyết định mở lại giao dịch. Thông thường, trong thời gian đình chỉ giao dịch, công ty sẽ phải giải quyết các vấn đề hoặc vi phạm tương ứng và tuân thủ các quy định để được phép trở lại giao dịch trên sàn. Vậy trường hợp nào cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch? LSX sẽ giải đáp thông qua quy định pháp luật là:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Chứng khoán 2019 quy định về những trường hợp cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch cụ thể như sau:

Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số cổ phiếu đối với những trường hợp:

– Giá, khối lượng giao dịch cổ phiếu có biến động bất thường;

– Tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch không có biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch;

– Trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán;

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 41 Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định về một số trường hợp chứng khoán bị đình chỉ giao dịch cụ thể như sau:

– Tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính năm có kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên có soát xét quá 06 tháng so với thời hạn quy định.

– Tổ chức niêm yết không đưa ra biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán.

– Tổ chức niêm yết tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.

– Theo yêu cầu của Uỷ ban chứng khoán nhà nước.

– Sở giao dịch chứng khoán xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán đồng thời báo cáo Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Ủy ban chứng khoán nhà nước..

Cần làm gì khi cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch?

Tổ chức niêm yết

Doanh nghiệp có cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch cần ngay lập tức trình diện và có giải pháp khắc phục sau khi nhận quyết định. Những giải pháp bao gồm:

  • Công bố các văn bản như báo cáo tài chính, báo cáo thường niên,… theo quy định
  • Thông báo thông tin tới các cổ đông lớn để cùng biểu quyết đưa ra biện pháp xử lý
  • Thông báo thông tin tới các cổ đông nội bộ, cổ đông bên ngoài cũng như các bên liên quan khác
  • Thông báo thông tin về biện pháp kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp

Những thông tin do tổ chức niêm yết công bố phải rõ ràng, minh bạch. Đồng thời phải duy trì việc công bố trong tối thiểu 6 tháng kể từ ngày bị đình chỉ.

Dựa vào những giải pháp khắc phục của doanh nghiệp, Sở giao dịch chứng khoán sẽ xem xét về thời hạn đình chỉ của cổ phiếu. Cổ phiếu sau đó có thể tiếp tục bị đình chỉ. Hoặc cổ phiếu được chuyển sang diện kiểm soát, hạn chế hay cảnh báo.

Nhà đầu tư

Theo quy định, những cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch tại sở chứng khoán Hồ Chí Minh sẽ được chuyển sang sàn UPCOM. Như thế, nhà đầu tư vẫn có thể giao dịch những cổ phiếu này. Nhưng tính thanh khoản của cổ phiếu sẽ không cao đồng thời giá cũng bị giảm đáng kể. 

Nếu tổ chức niêm yết tiếp tục không có những giải pháp khắc phục hợp lý, cổ phiếu sẽ bị đình chỉ trên cả sàn UPCOM.

Khi này nhà đầu tư cần bảo vệ quyền lợi bằng cách liên hệ với doanh nghiệp. Qua đó, nhà đầu tư nắm được chính sách thu mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp. Ngoài ra, có thể bán cổ phiếu dưới dạng thỏa thuận riêng giữa các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ giải quyết được một phần vấn đề. Bởi khi cổ phiếu bị đình chỉ, nhà đầu tư chắc chắn sẽ bị thua lỗ ít nhiều. Vì vậy, để tránh rủi ro, bạn cần tìm hiểu kỹ về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, cần theo dõi thông tin về cổ phiếu trong diện cảnh báo, hạn chế để tránh giao dịch.

Cơ quan nào có thẩm quyền đình chỉ giao dịch đối với cổ phiếu?

Có cơ quan thẩm quyền đình chỉ giao dịch đối với cổ phiếu để đảm bảo sự công bằng, minh bạch và ổn định trên thị trường chứng khoán, giúp bảo vệ nhà đầu tư khỏi các rủi ro không mong muốn. Khi có thông tin hoặc sự kiện không thường xuyên liên quan đến một công ty, việc tạm ngừng giao dịch cổ phiếu của công ty đó giúp tránh cho nhà đầu tư tiềm ẩn rủi ro không cần thiết. Đình chỉ giao dịch giúp kiểm soát thị trường và ngăn chặn các hoạt động giao dịch không hợp lệ hoặc lạm dụng. Nếu có hoạt động giao dịch không đúng quy định hoặc có dấu hiệu gian lận, sàn giao dịch có thể đình chỉ giao dịch để điều tra và áp dụng biện pháp xử lý thích hợp.

Tại khoản 1 Điều 46 Luật Chứng khoán 2019 và Điều 303 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định:

Sở giao dịch chứng khoán thực hiện tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 46 Luật Chứng khoán và theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Sở giao dịch chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 24 giờ kể từ khi áp dụng biện pháp này.

Sở giao dịch chứng khoán quy định cụ thể tại quy chế của Sở giao dịch chứng khoán việc thực hiện biện pháp tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.

Sở giao dịch chứng khoán phải công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của mình trong thời hạn 24 giờ khi áp dụng hoặc hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Dựa vào những quy định trên thì Sở giao dịch chứng khoán là nơi có thẩm quyền đình chỉ giao dịch đối với cổ phiếu.

Các trường hợp cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch năm 2023

Các trường hợp cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch năm 2023

Khi nào cổ phiếu bị đình chỉ được giao dịch trở lại

Quá trình mở lại giao dịch cổ phiếu bị đình chỉ là một quy trình quan trọng để đảm bảo rằng công ty đã giải quyết các vấn đề và tuân thủ các quy định, tạo điều kiện cho việc giao dịch cổ phiếu trở lại một cách an toàn và minh bạch trên thị trường chứng khoán. Vậy khi nào cổ phiếu bị đình chỉ được giao dịch trở lại? Hãy cùng LSX theo dõi thông tin quy định dưới đây! Căn cứ theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 41 Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định:

Sở giao dịch chứng khoán sẽ xem xét đưa chứng khoán ra khỏi diện đình chỉ giao dịch hoặc đưa vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát hoặc hạn chế giao dịch sau khi xem xét giải trình, kết quả khắc phục của tổ chức niêm yết. Đối với trường hợp quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều này, tổ chức niêm yết được xác định là đã khắc phục khi thực hiện công bố thông tin (nếu chưa công bố) và không vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tối thiểu trong 06 tháng liên tục kể từ ngày ra quyết định bị đình chỉ giao dịch hoặc kể từ ngày SGDCK xác định tổ chức niêm yết có vi phạm công bố thông tin gần nhất.

Sở giao dịch chứng khoán ban hành Quyết định đưa chứng khoán ra khỏi diện đình chỉ giao dịch hoặc đưa vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát hoặc hạn chế giao dịch trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức niêm yết đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán đình chỉ giao dịch quy định tại khoản 4 Điều này.

Đối với trường hợp tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính năm có kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên có soát xét quá 06 tháng so với thời hạn quy định và tổ chức niêm yết tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch thì tổ chức niêm yết được xác định là đã khắc phục khi thực hiện công bố thông tin (nếu chưa công bố) và không vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tối thiểu trong 06 tháng liên tục kể từ ngày ra quyết định bị đình chỉ giao dịch hoặc kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán xác định tổ chức niêm yết có vi phạm công bố thông tin gần nhất.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Các trường hợp cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch năm 2023. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như mục đích sử dụng đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Bán chui cổ phiếu bị xử phạt như thế nào?

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 400.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;
– Phạt tiền 3% đến 5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế nếu giao dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên.
Giả sử chủ tịch hội đồng quản trị là cổ đông sáng lập của một công ty đại chúng bán chui 175 triệu cổ phiếu với giá thị trường khoảng 20.000 đồng/cp, số tiền thu được là 3.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, giá trị tính theo mệnh giá chứ không tính theo giá thị trường. Mà theo quy định của Luật chứng khoán thì một cổ phiếu có mệnh giá là 10.000 đồng. Như vậy trong trường hợp này số tiền làm căn cứ tính mức phạt chỉ là 1.750 tỷ đồng, 3% – 5% của con số 1.750 tỷ là khoảng 52,5 tỷ – 87,5 tỷ.
Mặc dù vậy, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2021/NĐ-CP thì mức xử phạt tối đa đối với hành vi mua bán chui là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân. Vì vậy, vị chủ tịch bán chui 175 triệu cổ phiếu nói trên chỉ bị xử phạt nhiều nhất là 1,5 tỷ đồng.

Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng như thế nào?

– Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
– Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;
– Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
– Công ty đại chúng đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng phải cam kết đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn một năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Như vậy, để được chào bán chứng khoán là cổ phiếu ra công chúng thì các doanh nghiệp cần phải có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán và đáp ứng thêm các điều kiện khác kể trên.

Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng gồm những nội dung gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 19 Luật Chứng khoán 2019 quy định nội dung bản cáo bạch chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng gồm các nội dung sau:
– Thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành bao gồm mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và cơ cấu cổ đông (nếu có);
– Thông tin về đợt chào bán và chứng khoán chào bán bao gồm: điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi phát hành chứng khoán, phương án phát hành và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán;
– Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong 02 năm gần nhất theo quy định tại Điều 20 của Luật này;
– Thông tin khác quy định trong mẫu Bản cáo bạch.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm