Hiện nay, các phương tiện truyền thông phát triển ngày một mạnh mẽ, nâng cấp không ngừng. Nhưng cũng vì lẽ đó một số đối tượng xấu đã lợi dụng không gian mạng mà đăng tải những thông tin, nội dung sai sự thật và phát tán chúng một cách nhanh chóng gây hoang mạng dư luận, ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Câu hỏi đặt ra, liệu có cách nào có thể nhận biết, kiểm chứng được những thông tin sai sự thật ấy hay không?
Hiểu rõ được vấn đề nhức nhối đó. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp mọi người hiểu rõ quy định pháp luật về các thông tin sai sự thật cũng như làm sáng tỏ về cách nhận biết thông tin sai sự thật trong không gian mạng. Mời bạn đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
Thế nào là tin sai sự thật?
Tin sai sự thật là những thông tin sai, thường là giật gân, được phát tán dưới vỏ bọc tin tức, các thông tin cố ý hoặc trò lừa bịp lan truyền qua phương tiện truyền thông tin tức truyền thống hoặc phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến.
Tin sai sự thật đưa ra với mục đích đánh lừa nhằm gây thiệt hại cho một cơ quan, tổ chức hay một cá nhân, hay vì mục đích tài chính hoặc chính trị
Cách nhận biết thông tin sai sự thật trong không gian mạng
Khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng, người dân cần bình tĩnh, tỉnh táo sàng lọc thông tin, tự trang bị kiến thức về pháp luật, xã hội và nhận diện rõ các thông tin xuyên tạc, giả mạo, cụ thể:
– Kiểm chứng cơ sở nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn nào, nếu đến từ một người lạ, thông tin không rõ ràng cần cảnh giác, có thể xem mục giới thiệu để kiểm tra.
– Kiểm tra tên miền của trang mạng đăng tải thông tin, thường nguồn phát của thông tin xuyên tạc, giả mạo thường là những trang mạng có tên miền nước ngoài (.com, .org), không có đuôi tên miền Việt Nam “.vn”. Các trang mạng chính thống của cơ quan tổ chức Nhà nước có tên miền quốc gia “.vn” và có địa chỉ, thông tin đăng ký cụ thể rõ ràng trên trang. Đối với các trang mạng xã hội của các cơ quan, tổ chức chính thống, thường đã được đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cung cấp dấu bản quyền (dấu tích xanh). Người dân nên quan sát và phân biệt rõ các trang mạng xã hội chính thống và các trang giả mạo.
– Kiểm tra tác giả, đọc kỹ nội dung để suy ngẫm xác định thông tin thật hay giả; tin tức giả hay bị lỗi chính tả hoặc có bố cục lộn xộn, các hình ảnh, video trong tin giả thường bị chỉnh sửa, cắt ghép, thay đổi nội dung, ngày tháng của sự kiện thường bị thay đổi. Tìm các tin, bài viết trên các trang chính thống, uy tín có nội dung tương tự để đối chiếu hoặc xin sự tham vấn của các chuyên gia trên từng lĩnh vực.
– Lựa chọn thông tin đăng tải, chia sẻ từ những trang mạng xã hội nên tiếp cận các luồng thông tin chính thống; không tham gia đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin sai sự thật, hình ảnh phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục và văn hóa của dân tộc hoặc bôi nhọ, xúc phạm danh dự của tổ chức và cá nhân; thông tin trái với quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hoạt động vi phạm pháp luật hoặc thông tin mà chưa rõ nguồn gốc, chưa xác định được tính chính xác của thông tin. Trường hợp phát hiện các hoạt động nghi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý. Đẩy mạnh thông tin tích cực, có ý nghĩa trong cuộc sống, đấu tranh, phê phán lên án hành vi sai trái vi phạm trên mạng xã hội.
Mức phạt đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật trên không gian mạng
Xử phạt hành chính
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định thì hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực… sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.
Tuy nhiên theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Nếu cá nhân có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Chịu trách nhiệm hình sự
Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật gây dư luận xấu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015:
- Phạt tiền từ 30 đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức; lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông; gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội… thì bị phạt tiền từ 200 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 đến 07 năm.
Ngoài ra, căn cứ Điều 156 Bộ luật hình sự 2015:
- Trường hợp xác định được chính xác người tung tin sai sự thật và có tính chất vu khống thì tùy từng mức độ vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm tù.
- Nếu không xác định được chính xác người tung tin sai sự thật mà chỉ xác định được người đưa tin lên mạng thì có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đến dưới 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng mới năm 2022
- Mẫu đơn trình báo công an lừa đảo qua mạng năm 2022
- Đường dây nóng tố cáo lừa đảo qua mạng bằng số nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Cách nhận biết thông tin sai sự thật trong không gian mạng”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh,công chứng tại nhà, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tăng cường quản lý
Tích cực tuyên truyền các thông tin chính thống trên báo chí để định hướng dư luận, cung cấp thông tin cho người dân.
Tăng cường xử phạt, có biện pháp răn đe đối với việc phát tán thông tin giả mạo, sai sự thật.
Hoàn thiện khung pháp lý với việc quản lý mạng xã hội hiện nay.
Hoàn thiện khung pháp lý về mạng xã hội
Triển khai xây dựng một số cơ chế chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, sản xuất nội dung số trong nước phát triển;
Cơ quan nhà nước, bộ, ban, ngành kết hợp chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ trong việc quản lý Internet;
Xây dựng một số trang mạng xã hội đủ mạnh để đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm sự phụ thuộc của người sử dụng Việt Nam vào các trang mạng xã hội nước ngoài;
Yêu cầu Facebook, Google thực hiện nghiêm các quy định pháp luật Việt Nam; hợp tác với Việt Nam chặt chẽ trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu độc; cam kết không lưu trữ, truyền tải những nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam được đăng tải lên trang mạng xã hội;
Tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam phát huy năng lực, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài;
Các cơ quan nhà nước cần đẩy mạnh xây dựng, triển khai và hoàn thiện cơ sở dữ liệu, sử dụng chứng minh thư/ căn cước công dân gắn chíp để quản lý thông tin và người sử dụng trên Internet;
Các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ thông tin trực tuyến vào Việt Nam phải bảo đảm thực hiện đúng pháp luật Việt Nam;
Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh các sai phạm trong việc thông tin trên mạng xã hội.
Cá nhân có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Đây là quyền quan trọng của công dân được quy định tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm…”. Như vậy, mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm công dân đều bị coi là hành vi trái pháp luật.
– Bạn có quyền làm đơn tố cáo hành vi của người bạn kia gửi đến ủy ban xã, phường nơi cư trú hoặc cơ quan công an để đề nghị có biện pháp xử lý.
Theo khoản 2 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
– Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng
– Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.